Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu và như thế nào?

Ngày 13/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Việc bổ sung sắt cho bé trong bao lâu nên được điều chỉnh theo chỉ định cụ thể từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng dựa trên tình trạng sức khỏe và chế độ ăn uống cụ thể của từng em bé. Điều này giúp đảm bảo việc bổ sung sắt đúng mức và an toàn nhất cho sức khỏe của bé.

Sắt là vi chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện và trẻ nhỏ. Việc bổ sung sắt cho bé trong bao lâu và như thế nào để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé là điều cha mẹ nên tìm hiểu.

Bổ sung sắt cho bé có tác dụng gì?

Sắt đóng vai trò không thể thiếu trong cơ thể, chủ yếu làm nhiệm vụ vận chuyển và lưu trữ oxy, tham gia vào quá trình hô hấp và cung cấp năng lượng cho tế bào. Nó còn làm cofactor cho các enzym và protein, thúc đẩy quá trình hình thành tế bào hồng cầu, một phần quan trọng trong cơ thể.

Sắt cũng chịu trách nhiệm chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác, hỗ trợ cơ bắp dự trữ và sử dụng oxy hiệu quả. Khi cơ thể thiếu sắt, cơ thể không có đủ năng lượng, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và suy nhược. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe hàng ngày mà còn gây chậm phát triển trí não ở trẻ.

bo-sung-sat-cho-be-trong-bao-lau-va-nhu-the-nao 1.jpg
Khi cơ thể thiếu sắt dẫn đến cảm giác mệt mỏi

Hậu quả nghiêm trọng của thiếu máu kéo dài là gây ra các vấn đề phát triển nhận thức và thậm chí có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Do đó, việc bổ sung sắt trở thành điều cần thiết để đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của trẻ. Cung cấp đầy đủ lượng sắt trong khẩu phần ăn uống giúp trẻ nhận đủ sắt cần thiết để phát triển toàn diện.

Những trẻ em có nguy cơ thiếu sắt?

Trẻ sơ sinh và trẻ em đặt trong nhóm có nguy cơ thiếu sắt cao:

  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân.
  • Trẻ không nhận được sắt từ sữa mẹ sau 4 tháng tuổi.
  • Sử dụng sữa công thức không đủ sắt.
  • Dùng sữa động vật trước 1 tuổi.
  • Uống hơn 710 ml sữa động vật mỗi ngày từ 1 đến 5 tuổi.
  • Có vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng mãn tính hoặc chế độ ăn kiêng hạn chế.
  • Thiếu thức ăn giàu sắt.
  • Thừa cân hoặc béo phì.

Thường thì, khi thiếu sắt ở mức nhẹ, trẻ không thể hiện rõ các triệu chứng cụ thể. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cho thấy trẻ có thể thiếu sắt mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ nhợt nhạt, xanh xao.
  • Cơ thể mệt mỏi, móng tay dễ gãy.
  • Tay chân lạnh và cơ thể có nhiệt độ thấp.
  • Trẻ chậm tăng cân, tăng chiều cao hoặc thậm chí có dấu hiệu phát triển chậm, thấp còi.
  • Thiếu hụt khẩu phần ăn, bé không thèm ăn.
  • Thở nhanh hơn so với bình thường.
  • Có các vấn đề hành vi như mất tập trung, học hành kém, phản ứng chậm, cáu kỉnh, ít nói, dễ thể hiện bạo lực, sợ đám đông...
  • Hệ miễn dịch suy giảm, dễ ốm và mắc các bệnh viêm nhiễm, vết thương khó lành.

Nếu cha mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sắt trong máu của trẻ. Bác sĩ sẽ thực hiện đánh giá chính xác về tình trạng sắt của trẻ và đề xuất phương pháp bổ sung sắt phù hợp nếu cần thiết.

bo-sung-sat-cho-be-trong-bao-lau-va-nhu-the-nao 2.jpg
Nên cho bé đi khám bác sĩ khi có biểu hiện nghi ngờ thiếu sắt

Bổ sung sắt cho bé trong bao lâu?

Việc bổ sung sắt cho bé cần dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Ở mỗi độ tuổi, nhu cầu sắt của trẻ khác nhau và việc bổ sung quá nhiều sắt khi còn nhỏ có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Dưới đây là thông tin tham khảo về lượng sắt cần bổ sung cho trẻ nhỏ tương ứng với từng độ tuổi:

  • 3 - 6 tháng tuổi: 6.6mg/ngày.
  • 6 - 12 tháng tuổi: 8.8mg/ngày.
  • 1 - 10 tuổi: 10mg/ngày.
  • Bé trai tuổi dậy thì: 12mg/ngày.
  • Bé gái tuổi dậy thì: 20mg/ngày.

Việc bổ sung sắt cho bé trong bao lâu tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe và tình trạng sinh lý của bé:

Trẻ sinh đủ tháng:

Khi bé được sinh đủ tháng, việc bổ sung sắt không cần thiết ngay sau khi bé chào đời vì bé đã được cung cấp sắt từ nguồn dự trữ trong tử cung mẹ. Thời điểm thích hợp để bắt đầu bổ sung thường là khi bé đạt 4 tháng tuổi và đã sẵn sàng tiếp xúc với thực phẩm rắn. Bố mẹ có thể dừng bổ sung khi bé đã có thể ăn được ít nhất 2 bữa ăn chín mỗi ngày.

Trẻ sinh thiếu tháng:

Đối với trẻ sinh thiếu tháng, việc bổ sung sắt cần được thực hiện sớm hơn. Thông thường, việc bổ sung sắt nên bắt đầu từ khi bé khoảng 2 tuần tuổi và tiếp tục cho đến khi bé có khả năng tiếp nhận thức ăn dặm. Trước khi quyết định tăng cường sắt qua các thực phẩm chức năng, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé.

Trong nhiều trường hợp, việc bổ sung sắt có thể kéo dài từ vài tháng đến một vài năm. Tuy nhiên, việc này cần phải được xác định cụ thể bởi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sau khi kiểm tra tình trạng sức khỏe và mức độ thiếu sắt của bé. Điều này giúp xác định liệu bé cần bổ sung trong thời gian ngắn hơn hay kéo dài để đảm bảo cơ thể hấp thụ và sử dụng sắt hiệu quả.

Bổ sung sắt cho bé như thế nào?

Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, từ 4 tháng tuổi, trẻ cần bổ sung sắt khi dự trữ giảm và nhu cầu tăng. Trẻ từ 4 tháng trở lên cần 1 miligam sắt cho mỗi kilogram cân nặng mỗi ngày, nếu vẫn bú sữa mẹ. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cung cấp sắt qua thực phẩm giàu sắt.

bo-sung-sat-cho-be-trong-bao-lau-va-nhu-the-nao 3.jpg
Cung cấp sắt qua thực phẩm giàu sắt cho bé

Giai đoạn cần chú ý khi bổ sung sắt cho trẻ gồm:

  • Dưới 4 tháng: Không cần bổ sung sắt từ nguồn ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, trẻ sinh non hoặc nhẹ cân cần bổ sung sắt qua sữa mẹ.
  • Từ 4 đến 6 tháng: Bổ sung thêm 1 mg/kg cân nặng.
  • Từ 6 đến 12 tháng: Sắt có thể được cung cấp qua thực phẩm giàu sắt khi trẻ bắt đầu ăn dặm.
  • Từ 1 đến 5 tuổi: Nhóm trẻ này, đặc biệt là trẻ mẫu giáo dưới 6 tuổi, có nguy cơ thiếu sắt cao. Lý do chính là do chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng.

Ngoài trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tuổi, các thiếu nữ tuổi vị thành niên cũng có nguy cơ thiếu sắt do mất máu kinh nguyệt. Tuy nhiên, để xác định chắc chắn về tình trạng thiếu sắt và quyết định liệu cần bổ sung và liều lượng như thế nào, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra lâm sàng và xét nghiệm sắt.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Ngô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.