Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Răng - Hàm - Mặt/
  4. Sưng nướu

Sưng nướu/ Sưng lợi: Nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩNguyễn Thị Hải Anh

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Bác sĩ Y học cổ truyền từ Đại học Y Hà Nội năm 2018, bác sĩ đã có thời gian tích lũy kinh nghiệm tại Khoa Nội Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Vĩnh Phúc. Tháng 4/2020, bác sĩ chuyển sang công tác trong lĩnh vực tiêm chủng. Đến nay, bác sĩ đã có hơn 4 năm kinh nghiệm tiêm chủng và hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Nướu bị sưng một vấn đề phổ biến và trong hầu hết các trường hợp, chúng không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, nướu bị sưng kéo dài hơn 1 - 2 ngày có thể là dấu hiệu của một vấn đề tiềm ẩn như viêm nướu, viêm nha chu hoặc áp xe răng. Có nhiều phương pháp điều trị sưng nướu răng hiệu quả tại nhà và vệ sinh răng miệng cơ bản có thể giúp ngăn ngừa vấn đề này.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung sưng nướu

Nướu là mô thịt mềm, có tác dụng nâng đỡ và bảo vệ răng. Nướu bị sưng, còn được gọi là sưng nướu, thường bị kích ứng, nhạy cảm hoặc đau, có thể là một dấu hiệu của kích ứng, nhiễm trùng hoặc chấn thương nướu và răng. Nướu bị sưng có màu đỏ thay vì màu hồng bình thường.

Triệu chứng sưng nướu

Những dấu hiệu và triệu chứng của sưng nướu

Sưng nướu đơn giản đầu tiên sẽ tăng độ sâu rãnh nướu, tiếp theo là gây đỏ, viêm nướu dọc theo một hoặc nhiều răng, sưng phồng nhú lợi và dễ chảy máu, thường không đau. Viêm có thể hết, ở mức độ nông trong nhiều năm, hoặc đôi khi tiến triển đến viêm quanh răng.

Viêm quanh thân răng là quá trình viêm gây đau và cấp tính của vạt lợi răng (lợi trùm) trên răng đã mọc một phần, thường là quanh răng hàm lớn thứ 3 hàm dưới (răng khôn). Nhiễm trùng là phổ biến, có thể phát triển thành áp xe hoặc viêm mô tế bào. Viêm quanh thân răng thường tái phát khi thức ăn bị mắc kẹt bên dưới vạt lợi. Lợi trùm sẽ biến mất khi răng mọc hoàn toàn. Nhiều răng khôn không mọc hết và được gọi là răng ngầm.

Trong thời kỳ mãn kinh, có thể xảy ra viêm nướu bong vảy. Nó được đặc trưng bởi mô đỏ nâu, đau và dễ chảy máu. Trước khi bong vảy thì có thể có các mụn nước. Nướu mỏng là do các tế bào sừng hóa có khả năng kháng lại sự mài mòn của thức ăn không hiện diện. Một tổn thương lợi tương tự có thể có liên quan với Pemphigus vulgaris, pemphigoid bọng nước, pemphigoid màng nhầy lành tính, Lichen phẳng dạng teo.

Trong khi mang thai, thường xảy ra sưng tấy, đặc biệt là vùng nướu.

Tiểu đường không kiểm soát được có thể làm tăng sự ảnh hưởng của các yếu tố kích thích nướu, thường gây nhiễm trùng thứ phát và áp xe nướu cấp tính.

Trong bệnh bạch cầu, nướu bị sưng ứ bởi thâm nhiễm bạch cầu, các triệu chứng lâm sàng là nề, đau, và dễ chảy máu.

Trong bệnh Scorbut, nướu bị viêm, phì đại, căng ứ, và dễ chảy máu. Trong miệng có thể xuất hiện các đốm xuất huyết và các vết bầm.

Trong bệnh pellagra (thiếu vitamin PP), nướu viêm, dễ chảy máu, và dễ bị nhiễm trùng thứ phát. Ngoài ra, môi đỏ và nứt, cảm thấy miệng khô, lưỡi bóng và đỏ tươi, lưỡi và niêm mạc có thể bị loét.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh sưng nướu

Nếu không điều trị, sưng nướu có thể phát triển thành nhiễm trùng nghiêm trọng ở nướu như:

Viêm nướu, hoặc dẫn đến viêm nha chu.

Áp xe lợi.

Viêm quanh răng khu trú hoặc lan tỏa.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân sưng nướu

Mảng bám và cao răng.

Viêm nướu là một giai đoạn của bệnh nướu răng gây sưng tấy và kích ứng nướu. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến nướu bị sưng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị, viêm nướu cuối cùng có thể dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều là viêm nha chu và có thể mất răng.

Viêm lợi thường là kết quả của việc vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ trên đường viền nướu và răng. Mảng bám răng là một lớp màng bao gồm vi khuẩn và các mảnh thức ăn lắng đọng trên răng theo thời gian. Nếu mảng bám vẫn còn trên răng trong một vài ngày, nó sẽ trở thành cao răng.

Suy dinh dưỡng: Thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B và C có thể gây sưng nướu.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh sưng nướu

Sưng nướu có nguy hiểm không?

Sưng nướu có thể là dấu hiệu của các vấn đề về răng miệng và cần được chú ý. Nó có thể do viêm nướu, viêm nha chu hoặc nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, sưng nướu có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như mất răng và viêm nha chu.

Mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ sưng. Nên thăm khám bác sĩ nha khoa để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời nhằm ngăn ngừa các biến chứng.

Sưng nướu có cần thiết phải điều trị thuốc không?

Vệ sinh răng miệng như thế nào khi bị sưng nướu?

Sưng nướu có gây hôi miệng không?

Khi nào cần đi gặp bác sĩ nha khoa?

Hỏi đáp (0 bình luận)