Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Khỏe đẹp

Bôi kem chống nắng bị vón cục phải làm sao?

Ngày 12/01/2024
Kích thước chữ

Bôi kem chống nắng là một cách để bảo vệ làn da khỏi tác động xấu từ tia UV. Chính vì thế, việc lựa chọn cho mình loại kem chống nắng tốt, phù hợp với làn da là việc được rất nhiều người quan tâm. Thế nhưng, nếu bôi kem chống nắng bị vón cục phải làm sao?

Bôi kem chống nắng bị vón cục không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo có điều gì đó không ổn. Cụ thể là gì? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu thật kỹ qua bài viết dưới đây và tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “Bôi kem chống nắng bị vón cục phải làm sao?”.

Bôi kem chống nắng có cần thiết không?

Trước tiên, công dụng chính của kem chống nắng đó chính là chống nắng da mặt, bảo vệ làn da khỏi những tác động xấu đến từ ánh nắng mặt trời như tia UVA, UVB. Các tia này có thể xuyên qua không khí, cửa kính, quần áo,... và có thể gây tổn thương đến da, làm cho da sạm màu, xuất hiện nám, tàn nhang và các vết nhăn. Do đó, việc bôi kem chống nắng để bảo vệ da là vô cùng cần thiết. Cụ thể hơn, làn da sẽ phải đối mặt với nhiều tác động xấu nếu như bạn không có thói quen sử dụng kem chống nắng như:

  • Da bị cháy nắng: Da bị cháy nắng là một trong những tác động rõ rệt nhất mà tia UV gây ra cho làn da. Khi bị cháy nắng, da sẽ có một số dấu hiệu như da bị đỏ, có cảm giác bỏng rát và nặng hơn là có thể lột da.
  • Da bị sạm, thâm nám: Các vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ bị tăng sắc tố melanin, từ đó xuất hiện nhiều các vết tàn nhang, nám và thâm sạm. Nếu không sử dụng kem chống nắng hàng ngày, bạn có thể thấy làn da của mình sạm đi trông thấy vì phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời mà không được bảo vệ.
  • Lão hóa da: Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời còn khiến cho cấu trúc tế bào da bị phá vỡ. Vì thế, da rất dễ rơi vào tình trạng mất nước, dần dần, một số các dấu hiệu lão hóa sẽ xuất hiện như da chảy xệ, nhăn nheo, nhiều nếp nhăn và bị mất đi độ đàn hồi. Làn da bị lão hóa một cách nhanh chóng.
  • Nổi mụn: Không sử dụng kem chống nắng thường xuyên cũng có thể khiến da mặt bạn nổi mụn. Nguyên nhân là do da bị mất nước, tuyến dầu bị tác động và phải làm việc, tiết ra nhiều dầu hơn để có thể cân bằng được độ ẩm trên da. Lâu dần, bã nhờn có thể tích tụ lại cùng với bụi bẩn gây bít tắc các lỗ chân lông và gây ra mụn.
  • Ung thư da: Chúng ta đều biết rõ tia UV có hại thế nào đối với làn da và đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một cách trực tiếp và trong thời gian dài mà không có biện pháp bảo vệ da sẽ tạo điều kiện cho các mầm mống ung thư phát triển, lúc này không chỉ làn da bị phá hủy mà tính mạng cũng sẽ bị nguy hiểm.

Như vậy, việc bôi kem chống nắng là rất quan trọng cho làn da. Điều cần lưu ý là bạn cần xây dựng cho mình thói quen bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài, nhất là vào những ngày nắng nóng. Bên cạnh đó, lựa chọn loại kem chống nắng chất lượng, phù hợp với làn da cũng là việc không thể bỏ qua. Tuyệt đối không vì ham rẻ mà lựa chọn những loại kem chống nắng không rõ nguồn gốc có thể gây kích ứng, hại đến sức khỏe của da.

Bôi kem chống nắng bị vón cục phải làm sao?1
Bôi kem chống nắng là việc cần thiết để bảo vệ làn da khỏi tia UV

Nguyên nhân bôi kem chống nắng bị vón cục

Rất nhiều người khi sử dụng kem chống nắng gặp phải tình trạng vón cục. Điều này vô tình gây ra tấm lý ngại sử dụng kem chống nắng. Vậy, nguyên nhân là do đâu?

  • Da bị khô: Da quá khô có thể là nguyên nhân khiến cho kem chống nắng bị vón cục. Sẽ rất khó để có thể bôi kem chống nắng lên da một cách bình thường khi da khô, bong tróc, sần sùi,... nhất là khi bạn sử dụng những loại kem chống nắng ít có thành phần dưỡng ẩm.
  • Quá nhiều kem chống nắng: Bạn lấy quá nhiều lượng kem chống nắng để sử dụng cũng có thể gây ra tình trạng vón cục. Chính vì vậy bạn cần lưu ý, chỉ lấy một lượng vừa phải để sử dụng.
  • Bôi kem chống nắng ngay sau bước dưỡng da: Kem chống nắng có thể bị vón cục nếu như bạn bôi ngay sau khi vừa mới bôi lớp kem dưỡng ẩm, kem lót. Để tránh xảy ra tình trạng này, bạn hãy chờ khoảng 3 - 5 phút để lớp kem dưỡng thẩm thấu vào da rồi mới sử dụng kem chống nắng.
  • Kem dưỡng và kem chống nắng không hợp: Thành phần của kem dưỡng và kem chống nắng không hợp nhau, tạo ra phản ứng có thể gây ra tình trạng vón cục.
  • Sử dụng kem chống nắng chưa đúng cách: Xịt kem lên một điểm trên gương mặt rồi mới dùng tay để miết ra xung quanh không phải là cách đúng để bôi kem chống nắng. Thao tác này có thể khiến cho kem bị vón cục. Bạn hãy dùng ngón tay để chấm đều lượng kem lên khắp vùng gương mặt rồi dùng tay xoa nhẹ, vỗ nhẹ làn da để kem thẩm thấu, có như vậy, kem sẽ dễ tán hơn và không bị vón cục.
  • Bảo quản sai cách: Các sản phẩm kem chống nắng cần được bảo quản ở những nơi mát mẻ, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bảo quản không đúng cách có thể khiến cho kem chống nắng bị vón cục.
  • Kem chống nắng hết hạn, kém chất lượng: Rất có thể, hiện tượng kem chống nắng bị vón cục xảy ra là do kem chống nắng đã bị hết hạn hoặc kém chất lượng, kem làm giả.

Trước khi chọn mua mỹ phẩm, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm, tránh trường hợp mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Điều này không chỉ khiến cho bạn gặp những rắc rối khi sử dụng sản phẩm mà còn gây ảnh hưởng xấu đến làn da của bạn, gây dị ứng, kích ứng.

Bôi kem chống nắng bị vón cục phải làm sao?2
Sử dụng kem kém chất lượng có thể gây vón cục

Bôi kem chống nắng bị vón cục phải làm sao?

Để kem chống nắng không bị vón cục khi sử dụng, bạn sẽ cần ghi nhớ một số lưu ý như sau:

  • Không thoa kem chống nắng ngay sau bước dưỡng da mặt. Hãy để cho lớp dưỡng thấm vào da rồi mới sử dụng kem chống nắng. Hoặc, bạn có thể lựa chọn loại kem chống nắng có chứa thành phần dưỡng da để tiết kiệm được thời gian giữa các bước dưỡng da.
  • Thay vì miết và thoa kem chống nắng như thông thường lên da, bạn hãy tán đều và vỗ nhẹ để kem thấm vào da. Để tránh được tình trạng vón cục và vệt trắng xuất hiện trên da, bạn hãy dùng cách chấm kem đến đâu thoa ngay tới đó.
  • Không sử dụng kem chống nắng ngay sau khi sử dụng các loại mỹ phẩm, serum có kết cấu gel hoặc gốc dầu.
  • Sử dụng loại kem chống nắng phù hợp với làn da, kiểm tra kỹ các thành phần, hạn sử dụng trước khi dùng.
Bôi kem chống nắng bị vón cục phải làm sao?3
Thoa kem đúng cách để tránh gặp phải tình trạng bị vón cục

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng kem chống nắng bị vón cục. Bạn đọc cần lưu ý sử dụng kem chống nắng chính hãng, uy tín để tránh nguy cơ gặp phải các vấn đề gây khó chịu khi sử dụng và tạo nên tác động xấu đến làn da.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin