Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Bồn chồn là gì? Các biện pháp cải thiện cảm giác bồn chồn kéo dài

Ngày 18/10/2022
Kích thước chữ

Căng thẳng, bồn chồn và bất an là những cảm xúc tiêu cực phổ biến của con người. Thực tế, đây là một cảm xúc bình thường và ai cũng sẽ trải qua. Tuy nhiên, nếu tình trạng kích động và lo lắng kéo dài, bạn nên điều trị cảm xúc trước khi tiến triển thành hội chứng tâm thần, cụ thể là rối loạn lo âu. Để hiểu thêm về tình trạng bồn chồn là gì mời bạn theo dõi tiếp bài viết bên dưới.

Hiện nay các triệu chứng rối loạn tâm lý ở người ngày càng phổ biến và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Một trong những triệu chứng điển hình là bồn chồn kèm theo lo lắng và khó ngủ. Đây có phải là dấu hiệu của một căn bệnh tinh thần không? Làm thế nào để khắc phục triệu chứng này một cách hiệu quả? 

Cảm giác bồn chồn là gì?

Bồn chồn là một triệu chứng khá mơ hồ mà nhiều người đang phải vật lộn và trải qua. Bồn chồn là một triệu chứng quan trọng của nhiều bệnh khác nhau. Cảm giác bồn chồn sẽ không chấm dứt nếu bạn không biết giải quyết nguyên nhân gây ra. Nếu triệu chứng này thường xảy ra kèm theo khó ngủ vào ban đêm có thể bạn đang bị chứng rối loạn lo âu

Bồn chồn là một phản ứng vật lý có thể làm căng thẳng thần kinh hoặc thể chất. Khi bạn cảm thấy bồn chồn, nhịp tim tăng, thở nhanh hơn và không thể tập trung vào bất cứ việc gì khác, cảm giác đó sẽ biến mất sau một thời gian. Bạn cảm thấy hồi hộp, lo lắng trước một sự kiện lớn như phỏng vấn, thuyết trình trước đám đông,... Hoặc trước một quyết định lớn là điều bình thường, nhưng cảm giác bồn chồn này không kéo dài dai dẳng. Nhưng nếu bạn bồn chồn trong thời gian dài thì có thể mắc một số bệnh liên quan đến tâm lý.

Bồn chồn là gì? Các biện pháp cải thiện cảm giác bồn chồn kéo dài 1 Bồn chồn là gì? Bồn chồn là một triệu chứng khá mơ hồ giữa căng thẳng, lo lắng mà không biết nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra cảm giác bồn chồn

Nguyên nhân bạn cảm giác bồn chồn kéo dài thường là do một số căn bệnh liên quan về thể chất hoặc tâm thần. Các rối loạn có thể gây ra bồn chồn là:

Rối loạn lo âu và các rối loạn liên quan như động kinh, hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn sau chấn thương, rối loạn căng thẳng có thể gây ra các mức độ bồn chồn khác nhau.

  • Mất ngủ và ngưng thở khi ngủ.
  • Hội chứng chân không yên là một trong những chứng rối loạn bồn chồn, hội chứng này khiến bạn muốn di chuyển liên tục và chỉ có thể giảm bớt cảm giác bằng cách di chuyển đi lại không ngừng nghỉ. 
  • Rối loạn giảm chú ý
  • Hành vi liên quan đến ma túy.
  • Tác dụng phụ của thuốc lên thần kinh.
  • Bệnh cường giáp.
  • Trầm cảm.

Nếu bạn không có bất kỳ tình trạng nào được liệt kê ở trên, có những yếu tố khác khiến bạn lo lắng, chẳng hạn như ăn quá nhiều vào ban đêm hoặc tiêu thụ quá nhiều đường sẽ khiến adrenaline tăng nhanh và gây ra cảm giác bồn chồn.

Các triệu chứng kèm theo cảm giác bồn chồn

Lo lắng về cơ bản là cảm giác không thể ngồi yên. Bộ não của bạn sẽ bận tâm với những suy nghĩ dẫn đến lo âu. Nỗi lo lắng sẽ tiếp tục gia tăng và tạo ra các triệu chứng về thể chất kèm theo như:

  • Rối loạn giấc ngủ: Bạn sẽ vung tay và chân, lăn lộn trên giường và không thể ngủ được. 
  • Tình trạng bồn chồn kéo dài có thể dẫn đến mệt mỏi, mất ngủ, gặp ác mộng. 

Bồn chồn là một triệu chứng của nhiều bệnh, khi kết hợp với các triệu chứng khác có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác, ví dụ dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Cách cải thiện bồn chồn kéo dài

Cảm thấy bất an và bồn chồn không chỉ là cảm xúc mà nguy hiểm hơn có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc chứng rối loạn lo âu. Do đó việc tìm kiếm và thực hiện các biện pháp cải thiện tâm trạng là điều cần thiết. 

Các bài tập thể dục

Tập thể dục là một trong những cách để giảm căng thẳng. Theo các chuyên gia việc hoạt động thể chất giúp bớt căng thẳng về tinh thần. Ngoài ra, các chuyên gia phát hiện ra rằng những người thường xuyên tập thể dục thường ít lo lắng hơn những người tập thể dục. Đặc biệt thể thao có một số lợi ích về mặt tinh thần như: 

  • Giảm hormone căng thẳng (như cortisol) đồng thời kích thích giải phóng endorphin, một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng. 
  • Cải thiện giấc ngủ.
  • Tăng cường sức khỏe.
  • Bổ sung dinh dưỡng

Khi cơ thể bị mất nước, máu không nhận đủ lượng đường cần thiết hoặc dung nạp nhiều thực phẩm chất bảo quản cũng dẫn đến bất thường về tâm lý. Do đó, áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp, khoa học và lành mạnh để khắc phục hiệu quả tình trạng này. Bạn nên chú ý đến các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu chất bột đường, chất đạm, vitamin, khoáng chất đặc biệt là rau xanh, hoa quả tươi để cân bằng tâm trạng, kiểm soát tâm lý lo lắng và mất ngủ. Đồng thời, hạn chế tối đa việc dung nạp thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều muối, đường, dầu mỡ.

Bồn chồn là gì? Các biện pháp cải thiện cảm giác bồn chồn kéo dài 2 Thực hiện các bài tập giãn cơ thể trước khi ngủ giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ chung và tâm trạng. Để cải thiện tâm trạng bằng giấc ngủ như sau: 

  • Chỉ ngủ vào ban đêm, không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày. 
  • Không sử dụng máy tính hoặc điện thoại trước khi ngủ.
  • Không ăn quá no trước khi ngủ và không dung nạp thức ăn, đồ uống có chứa cafein. 
  • Nếu không ngủ được thì hãy đứng dậy đi lại và tập một số động tác giãn cơ để dễ ngủ hơn. 
  • Phòng ngủ phải thoáng mát, yên tĩnh, ánh sáng dễ chịu.
  • Hãy tập thói quen ngủ đúng giờ, tốt nhất bạn nên ngủ trước 11 giờ tối.

Thiền

Thiền là một trong những biện pháp giúp cân bằng cảm xúc và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực một cách hiệu quả. Bạn chỉ cần ngồi thiền khoảng 30 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng bồn chồn, lo lắng, rối loạn giấc ngủ. Tốt nhất bạn nên ngồi thiền vào buổi tối trước khi ngủ để ngủ ngon hơn tránh tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Uống trà thảo mộc

Trà thảo mộc được biết đến là phương pháp điều trị tại nhà giúp cơ thể khỏe mạnh. Trà thảo mộc còn giúp chữa chứng mất ngủ, căng thẳng, lo lắng, bồn chồn và làm dịu thần kinh một cách an toàn và hiệu quả. Những người gặp các triệu chứng này có thể uống trà hoa cúc, trà atiso, trà hoa đậu biếc. Uống khoảng 30 phút trước khi đi ngủ sẽ giúp thư giãn tinh thần, giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Tuy nhiên, chỉ nên uống với liều lượng vừa đủ, không nên lạm dụng quá nhiều có thể phản tác dụng.

Bồn chồn là gì? Các biện pháp cải thiện cảm giác bồn chồn kéo dài 3 Các loại trà thảo mộc giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng nên dễ buồn ngủ hơn

Sử dụng mùi hương

Những người thường xuyên cảm thấy bồn chồn, lo lắng và khó ngủ có thể  thử liệu pháp tinh dầu. Bạn có thể dùng máy khuếch đại mùi hương trong phòng ngủ để dễ ngủ hơn. Theo một số nghiên cứu, mùi thơm có tác dụng hỗ trợ giúp ngủ ngon, đầu óc thư thái và cải thiện tâm trạng. Một số loại tinh dầu có tác dụng giải lo âu như bưởi, oải hương, cam chanh,… 

Bài viết trên đã giải thích bồn chồn là gì và cách để cải thiện tâm trạng bồn chồn. Nếu bạn cảm thấy bồn chồn kèm theo các triệu chứng khác như sợ hãi, khó thở, vã mồ hôi, mất ngủ,... thì nên kiểm tra sức khoẻ để phòng ngừa mắc chứng rối loạn lo âu. 

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin