Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Khi có các dấu hiệu hiệu bị rối loạn giấc ngủ, nên làm gì?

Ngày 25/02/2022
Kích thước chữ

Nếu như cơ thể có các dấu hiệu bị rối loạn giấc ngủ, nên làm gì để cải thiện tình hình này? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Thỉnh thoảng, chúng ta sẽ bị mất ngủ hoặc khó ngủ. Nguyên nhân có thể đến từ áp lực công việc, thay đổi múi giờ giữa các nước, do bệnh lý,... Thường thì tình trạng này sẽ chấm dứt sau khi được khắc phục. Tuy nhiên, nếu việc mất ngủ thường xuyên và liên tục, thì bạn có thể đang bị rối loạn giấc ngủ. Vậy tình trạng này là như thế nào? Có nguy hiểm không? Khi bị rối loạn giấc ngủ nên làm gì?

Phân loại rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ là tình trạng bất thường của cơ thể làm thay đổi chất lượng giấc ngủ và thời gian ngủ của bạn trong ngày. Tình trạng này kéo dài liên tục khiến cơ thể bị suy kiệt, tác động xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Không chỉ bị mất ngủ, thiếu ngủ mới được xếp vào rối loạn giấc ngủ không thực tổn. Tình trạng này được các chuyên gia sức khỏe phân chia thành nhiều loại, trong đó có một số loại phổ biến sau:

  • Mất ngủ: Tình trạng bạn khó đi sâu vào giấc ngủ, hoặc dễ giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm.
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Đây là một tình trạng khá nguy hiểm. Nhịp thở của bạn sẽ bị thay đổi bất thường khi ngủ say. Bạn sẽ bất chợt ngưng thở hoặc thở thoi thóp trong vòng 10 giây đến 30 giây. Tình trạng này sẽ diễn ra nhiều lần trong đêm, dễ làm bạn hoảng loạn tâm trí và sợ ngủ say.
  • Hội chứng chân không yên: Khi nhắc đến tên của hội chứng này, nhiều người sẽ thấy rất lạ. Nhưng đây lại chính là một loại rối loạn giấc ngủ. Bạn sẽ thấy khó chịu, bồn chồn và bị thôi thúc đứng lên đi khi đang chuẩn bị đi vào giấc ngủ.
Khi có các dấu hiệu hiệu bị rối loạn giấc ngủ, nên làm gì 1 Rối loạn giấc ngủ được chia thành nhiều loại như mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ nhiều, hội chứng ngưng thở khi ngủ, mộng du, ác mộng,...
  • Ngủ rũ: Rối loạn giấc ngủ sẽ khiến bạn mất ngủ vào ban đêm và "thèm" ngủ vào ban ngày. Khi rơi vào tình trạng ngủ rũ, bạn sẽ ngủ quên mà không biết. Điều này rất nguy hiểm khi bạn đang di chuyển trên đường.
  • Một số tình trạng khác: Các tình trạng được xếp vào rối loạn giấc ngủ như mộng du, ác mộng, nói mớ, nghiến răng khi ngủ,...

Cách nhận biết bản thân bị rối loạn giấc ngủ

Tùy theo từng loại, cơ thể thể sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau khi bị rối loạn giấc ngủ. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp nhất:

  • Trằn trọc, bồn chồn, khó đi vào giấc ngủ ngay.
  • Ban ngày uể oải, mệt mỏi, thiếu tập trung,...
  • Luôn muốn ngủ ngắn và ngủ nhiều vào ban ngày.
  • Ban đêm hay giật mình tỉnh giấc và khó ngủ trở lại.
  • Cơ thể gặp nhiều vấn đề về hô hấp.
  • Dễ cáu gắt, luôn lo lắng, bất an trong lòng.
  • Chất lượng công việc và học tập giảm.
  • Tăng cân không kiểm soát.
  • Xuất hiện dấu hiệu của trầm cảm.

Bị rối loạn giấc ngủ nên làm gì để cải thiện?

Khi có các dấu hiệu rối loạn giấc ngủ phải làm sao? Điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là giữ bình tĩnh, sáng suốt để có thể tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh. Bạn càng hoảng loạn, bất an thì tình trạng bệnh sẽ càng nặng hơn. Thông thường, cách chữa rối loạn giấc ngủ sẽ ưu tiên các phương pháp quen thuộc sau đây:

Liệu pháp thư giãn tâm lý điều trị rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ ở những người trẻ tuổi thường sẽ không nghiêm trọng. Vì vậy, để điều trị rối loạn giấc ngủ ở nhóm trẻ tuổi, các chuyên gia sẽ áp dụng các liệu pháp thư giãn tâm lý. Biện pháp này cũng có hiệu quả đối với những người mất ngủ mãn tính. Các liệu pháp tâm lý sẽ giúp thần kinh được thư giãn, cơ thể thả lỏng và nghỉ ngơi hoàn toàn, giảm căng thẳng,... Một tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng, không vướng bận gì nhiều sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.

Khi có các dấu hiệu hiệu bị rối loạn giấc ngủ, nên làm gì 2 Bị rối loạn giấc ngủ nên làm gì? Đầu tiên, bạn có thể áp dụng phương pháp thư giãn tâm lý để giải tỏa căng thẳng, cải thiện chất lượng ngủ.

Đồng thời, bạn cũng nên tập thói quen ngủ trước 23 giờ tối để duy trì thời gian ngủ đủ từ 7 tiếng đến 8 tiếng/ngày. Trước khi đi ngủ hãy dành 30 phút để thư giãn, tạm gác lại các công việc chưa giải quyết xong. Thói quen vừa nằm ngủ vừa nghĩ cách xử lý công việc sẽ làm bạn khó đi vào giấc ngủ nhanh.

Cách chữa rối loạn giấc ngủ bằng phương pháp vệ sinh giấc ngủ

Bạn có thể vệ sinh giấc ngủ để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ thay cho việc sử dụng thuốc điều trị. Một số biện pháp vệ sinh giấc ngủ giúp bạn dễ ngủ hơn:

  • Tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ quy định.
  • Không uống cà phê, rượu bia, trà, sử dụng chất kích thích vào buổi chiều tối.
  • Hạn chế ngủ quá nhiều vào ban ngày. Thời gian ngủ ngắn ban ngày chỉ nên dao động từ 15 phút đến 30 phút.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên mỗi ngày.
  • Trước khi ngủ tránh nghe nhạc mạnh, xem phim hành động, kinh dị làm thần kinh bị kích thích.
  • Không nên ăn quá no hoặc ăn thức ăn khó tiêu trước khi ngủ.
  • Sắp xếp phòng ngủ ngăn nắp, thông thoáng, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Uống thuốc trị rối loạn giấc ngủ

Bên cạnh áp dụng hai phương pháp trên, nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ không cải thiện nhiều, thì bạn nên đi khám bác sĩ để được kê toa thuốc điều trị phù hợp. 

Bị rối loạn giấc ngủ uống thuốc gì? Thông thường, bác sĩ sẽ cho bạn uống các loại thuốc trị mất ngủ như Benzodiazepine, Zolpidem, Chloral hydrate,... Nhưng bạn phải uống theo bác sĩ hướng dẫn để không gây ra tác dụng phụ và đạt kết quả điều trị tốt.

Khi có các dấu hiệu hiệu bị rối loạn giấc ngủ, nên làm gì 3 Ngoài thư giãn tâm lý, vệ sinh giấc ngủ, cách chữa rối loạn giấc ngủ tốt nhất là dùng thuốc điều trị theo bác sĩ hướng dẫn.

Rối loạn giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bạn. Vì vậy, bạn nên đi khám bệnh sớm khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức tích lũy để biết được khi bị rối loạn giấc ngủ nên làm gì. Chúc bạn sẽ luôn có một giấc ngủ chất lượng và tinh thần tỉnh táo, tràn đầy năng lượng mỗi ngày.

Bảo Vân

Nguồn: Vinmec

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin