Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bong gân là tình trạng thường gặp, xảy ra khi các dây chằng bao quanh khớp bị giãn hoặc rách. Khi gặp phải tình trạng này, nhiều người bệnh băn khoăn rằng bong gân có phải bó bột không?. Hãy cùng giải đáp thắc mắc này qua nội dung của bài viết dưới đây.
Bong gân là một chấn thương thường gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Nếu không được điều trị kịp thời thì bong gân có thể để lại những biến chứng lâu dài. Tuy nhiên điều trị bong gân như thế nào mới đúng? Bong gân có cần bó bột không? là thắc mắc của nhiều người bệnh khi gặp phải chấn thương này.
Dây chằng là cấu trúc nối giữa hai hoặc nhiều xương xung quanh một khớp. Tình trạng dây chằng bị kéo căng quá mức hoặc bị rách được gọi là bong gân. Tình trạng này làm cho người bệnh đau nhức, đồng thời sẽ bị giảm hoặc mất vận động khớp. Trong các khớp trên cơ thể, khớp cổ chân là vị trí dễ bị bong gân nhất.
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương mà bong gân có các triệu chứng khác nhau. Trong đó có một số triệu chứng điển hình, gồm:
Dựa vào tổn thương dây chằng ta có thể chia bong gân thành 3 mức độ:
Xem thêm: Chữa bong gân bằng lá lốt
Đối với tình trạng bong gân nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng các phương pháp sau:
Đối với các trường hợp bị bong gân nặng, người bệnh cần có sự trợ giúp từ y tế. Lúc này người bệnh cần được mang nẹp hỗ trợ hoặc băng bột và bất động khớp trong khoảng 4 - 6 tuần. Sau đó, người bệnh có thể tập vận động lại với các mức độ từ nhẹ đến nặng để chấn thương hồi phục hoàn toàn.
Đối với chấn thương bong gân thì biện pháp điều trị bảo tồn là biện pháp chủ yếu. Quan trọng nhất là cần thực hiện bất động khớp bị tổn thương đủ thời gian để dây chằng tại đó phục hồi trở lại. Có thể bất động khớp bằng cách dùng nẹp y tế hay dùng băng chun ép. Tuy nhiên, cách tốt nhất là bất động bằng bó bột, nhất là đối với các trường hợp bong gân nặng, như vậy mới có thể đảm bảo được bất động tuyệt đối.
Như vậy, bong gân có phải bó bột không? Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phải bó bột để cố định vùng khớp bị chấn thương.
Thời gian bó bột thông thường là 4 tuần, nhưng đối với bệnh nhân cao tuổi thì thời gian có thể lâu hơn một chút. Sau đó, bệnh nhân có thể vận động nhẹ nhàng và sau khoảng 8 tuần thì có thể chơi thể thao và hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp bong gân nhẹ, thì phương pháp sử dụng hỗ trợ chức năng và liệu pháp tập thể dục được ưu tiên hơn so với phương pháp bất động.
Bong gân là một tổn thương thường gặp và có thể để lại hậu quả không đáng có nếu không biết cách xử trí đúng. Vì thế, người bệnh nên đi khám khi có các triệu chứng bong gân nặng hoặc khi các triệu chứng dù nhẹ nhưng kéo dài để bác sĩ có thể đưa ra phương án điều trị bong gân phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại.
Ngọc Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp