Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Sơ cứu bỏng lạnh và những thông tin bạn không nên bỏ qua

Ngày 31/03/2022
Kích thước chữ

Bỏng lạnh tuy không phổ biến như bỏng do nhiệt nhưng chúng cũng gây ra những đau đớn và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Hãy tham khảo ngay cách sơ cứu bỏng lạnh chi tiết nhất qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

So với các trường hợp bỏng da thông thường bỏng lạnh ít gặp hơn và mức độ hồi phục nhìn chung cũng khả quan hơn. Tuy nhiên, nếu không biết cách sơ cứu da khi bỏng lạnh đúng cách thù những tổn thương da do bỏng lạnh dễ diễn tiến nặng nề nhanh chóng và lan rộng hơn. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để biết về cách sơ cứu bỏng lạnh chuẩn xác nhất nhé!

Cách nhận biết da khi bỏng lạnh như thế nào?

Sơ cứu bỏng lạnh và những thông tin bạn không nên bỏ qua 1 Tê cứng đầu ngón tay, ngón chân, má, cằm, tai và chóp mũi là dấu hiệu của bỏng lạnh

Da bỏng lạnh là một dạng thương tổn trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với nước đá hoặc các vật lạnh.  

Trên thực thế, bỏng lạnh thường xảy ra sau khi da tiếp xúc lâu với nhiệt độ đóng băng hoặc dưới nhiệt độ đóng băng. Ví dụ, bỏng lạnh có thể xảy ra khi chườm túi lạnh trực tiếp lên da quá lâu giúp giảm đau xương khớp, giảm sưng phù nề các mô bên dưới da tuy nhiên vùng da tại chỗ có thể bị bỏng lạnh.

Bỏng lạnh bản chất là một dạng chân tay lạnh và tê cóng nhẹ, trong đó da chưa đông cứng. Những vị trí phổ biến nhất thường dễ bị ảnh hưởng bởi bỏng lạnh là ở đầu ngón tay, ngón chân, má, cằm, tai và chóp mũi. 

Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bỏng lạnh?

Sơ cứu bỏng lạnh và những thông tin bạn không nên bỏ qua 2 Tiếp xúc lâu với nhiệt độ thấp là nguyên nhân gây bỏng lạnh

Bỏng lạnh thường xảy ra do da tiếp xúc trực tiếp với nước đá hoặc vật gì khác rất lạnh trong một thời gian dài. Theo đó, nếu bạn chườm đá trực tiếp trên da trần để điều trị các cơ bắp bị đau sau chấn thương có thể gây bỏng lạnh. Ngoài ra, nếu để da tiếp xúc lâu với tuyết, thời tiết lạnh hoặc trời đầy gió cũng có thể gây bỏng da.

Khi bị bỏng lạnh, thành phần nước trong các tế bào trên da sẽ bị đóng băng. Từ đó tạo thành các tinh thể băng sắc nhọn và có thể vô tình làm hỏng cấu trúc tế bào da. Song song với đó, các mạch máu gần da cũng bắt đầu co lại. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm lưu lượng máu đến các khu vực bị ảnh hưởng từ đó gây ra tổn thương da lan rộng thêm, thậm chí có nguy cơ hoại tử do bỏng lạnh.

Cách sơ cứu bỏng lạnh như thế nào?

Sơ cứu bỏng lạnh và những thông tin bạn không nên bỏ qua 3 Sơ cứu bỏng lạnh nhanh chóng và chính xác nhất

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ bị bỏng lạnh bạn cần thực hiện những việc cần làm như sau:

Đi đến bệnh viện càng sớm càng tốt

Khi phát hiện da bị bỏng lạnh bạn cần bảo vệ vùng da bị ảnh hưởng khỏi bị tổn thương thêm bằng cách quấn lại trong nhiều lớp quần áo khô, chăn ấm, khăn tắm hay thậm chí là giấy báo.

Chườm ấm da

Nếu không thể đến bệnh viện hoặc bỏng da với các triệu chứng rất nhẹ, hãy bắt đầu chườm ấm và băng lại vùng bị ảnh hưởng. Bạn có thể chườm ấm bằng cách sử dụng nước ấm, đặt phần da bị ảnh hưởng vào nước ấm 37 - 39°C. Lúc này bạn tránh dùng nước có nhiệt độ cao hơn vì dễ gây kích ứng da hay gây tổn thương da thêm.

Di chuyển đến nơi ấm áp hơn

Khi bị bỏng lạnh bạn nên di chuyển người bị nạn đến một môi trường ấm áp hơn để tránh cảm lạnh. Nẹp hoặc lót đệm ấm cho khu vực da bị ảnh hưởng. Điều này giúp hạn chế tối đa những chấn thương có thể xảy ra trong quá trình di chuyển. Nếu vùng da bị bỏng lạnh là chân thì đừng đi lại trên hai chân điều này có thể làm tăng tổn thương mô tại các vùng da bị bỏng.

Những lưu ý khi sơ cứu bỏng lạnh

Sơ cứu bỏng lạnh và những thông tin bạn không nên bỏ qua 4 Những lưu ý cần nhớ khi sơ cứu bệnh nhân bị bỏng lạnh

Để ngăn ngừa tối đa các thương tích da do bỏng lạnh trở nên tồi tệ hơn, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Không làm nóng vùng da bị ảnh hưởng một cách thô bạo vì sẽ tăng tổn thương cho da.
  • Tuyệt đối không chà xát phần da bị ảnh hưởng bằng tay hoặc bất cứ thứ gì khác vì ma sát sẽ làm tăng thiệt hại cho các mô.
  • Không làm nóng da bằng cách sử dụng bếp, lò sưởi, lửa trần vì khi bị bỏng lạnh da đang rất nhạy cảm và có thể dễ bị bỏng.
  • Không hút thuốc hoặc uống rượu vì những điều này ảnh hưởng đến các mạch máu và lưu thông máu đến khu vực bị tổn thương.

Trong trường hợp bỏng da do lạnh tùy vào mức độ nặng hay không nắm vững cách bước sơ cứu da khi bỏng lạnh. Tốt nhất là nên đưa người bị nạn đến bệnh viện để đánh giá càng sớm càng tốt. Tình trạng tê cóng thường rất dễ gây ra trên các vùng da và mô chết. Một số trường hợp còn cần phẫu thuật để loại bỏ và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về sơ cứu bỏng lạnh. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích giúp bạn trong những trường hợp khẩn thiết trong cuộc sống hàng ngày.

Minh Thúy

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Chủ đề:Sơ cứubỏng