Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi tìm mua bột ăn dặm cho con, mẹ sẽ thấy có nhiều hương vị bột ăn dặm được bày bán trên thị trường gồm bột ăn dặm vị ngọt và bột ăn dặm vị mặn. Vậy bột ngọt và bột mặn ăn dặm khác nhau thế nào? khi nào nên cho con ăn bột ngọt và khi nào thì cho con ăn bột mặn? Bé ăn dặm cần lưu ý gì?
Vào giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ tập làm quen với đa dạng dinh dưỡng ngoài sữa mẹ, chẳng hạn bột ăn dặm vị ngọt và vị mặn. Việc chọn bột ăn dặm cho con khiến mẹ băn khoăn vì không biết bột ngọt và bột mặn khác nhau như thế nào? nên cho trẻ ăn bột ngọt hay bột mặn trước? Hãy tìm lời giải đáp trong bài viết sau.
Về cơ bản, bột ngọt và bột mặn đều giống nhau ở thành phần dinh dưỡng, cung cấp cho trẻ đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng như tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, hai loại bột này lại khác nhau ở thành phần đạm.
Chất đạm có trong bột là thành phần chính được cung cấp từ sữa, kết hợp cùng rau củ, trái cây và gạo để tạo thành bột dinh dưỡng tổng hợp cho trẻ.
Bột ngọt có thành phần chính từ sữa nên trẻ sẽ dễ làm quen hơn khi bắt đầu tập ăn dặm, nhưng trẻ sẽ mau ngán.
Chất đạm của bột mặn là thành phần chính được cung cấp từ nguồn đạm động vật như tôm cua, thịt, cá, lươn,… và những thành phần khác để tạo nên bột dinh dưỡng tổng hợp cho bé.
Bột mặn có ưu điểm là có đa dạng mùi vị, giúp kích thích ăn uống hơn.
Khi chuẩn bị bột ăn dặm ngọt hay mặn cho trẻ, mẹ cần lưu ý những nguyên tắc trong chế biến sau đây:
Mẹ cần xay nhuyễn và nấu chín mềm các nguyên liệu từ thịt, tôm, cá,…
Cần nấu bột ăn dặm dạng sệt không quá loãng. Mẹ cần tăng dần lượng bột và độ lợn cợn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Mẹ cần nấu hoặc hấp chín riêng rau củ quả sau đó mới đem xay nhuyễn trước khi cho vào trộn với bột gạo.
Nếu mẹ dùng bột ngọt ăn dặm bán sẵn, để bột tan hết, mẹ nên quấy bột với một chút nước lạnh, sau đó mới cho lên bếp để lửa nhỏ đến khi bột sôi mới trộn rau củ đã xay vào thành hỗn hợp đồng nhất.
Mẹ tuyệt đối không cho thêm bất kỳ gia vị nào như muối, bột nêm, nước mắm,… để giúp con thưởng thức được trọn vẹn hương vị tự nhiên của các loại rau củ quả và đặc biệt không gây hại tới thận của con.
Theo khuyến cáo, khi trẻ vừa tròn 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm bột ngọt. Vì đây là thời điểm trẻ cần rất nhiều năng lượng thông qua những thức ăn khác như cháo tươi hoặc bột.
Trẻ ở độ tuổi này có hệ tiêu hóa phát triển cơ bản, đã điều chỉnh được lưỡi, có khả năng nhai và di chuyển hàm lên xuống. Vì vậy, trẻ có khả năng ăn dặm dễ dàng ngay từ lúc này.
Đặc biệt, nếu trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi nhưng không tăng cân hoặc bị thiếu cân thì mẹ cũng có thể cân nhắc cho trẻ ăn dặm sớm hơn. Tuy nhiên, mẹ lưu ý cho trẻ dùng thức ăn bổ sung trong thời gian này phải là bột vị ngọt, có dạng lỏng và ăn với số lượng ít để trẻ tập làm quen dần.
Khi trẻ mới tập ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn các loại bột ngọt như bột gạo, cháo, rau củ quả xay nhuyễn, ngũ cốc yến mạch từ 2 - 4 tuần. Sau đó, nếu trẻ không gặp vấn đề về tiêu hóa thì mẹ có thể cho trẻ chuyển sang ăn các loại bột mặn.
Tuy nhiên, khi bé đã ăn bột mặn, ngoài chất đạm từ các loại thịt, tôm, cua,... mẹ vẫn cần bổ sung vitamin và khoáng chất từ trái cây hay rau củ. Vì đây là thời điểm trẻ phát triển rất nhanh, dễ làm quen với khẩu vị mới nên trẻ sẽ ăn ngon miệng hơn. Do đó, mẹ có thể cho thêm thịt hay rau hoặc vitamin vào bột để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
Khi chuẩn bị bột ăn dặm vị mặn cho trẻ, mẹ cần bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản là tinh bột (gạo, khoai, bắp,...), chất đạm (thịt, tôm, cá, sữa,...), chất béo (dầu ăn, đậu phộng, mè,...) và vitamin và khoáng chất (rau, củ, trái cây,...).
Về lượng bột cần dùng, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm với 1 muỗng bột ngọt, pha lỏng và ăn 1 cữ/ngày. Sau đó, nếu trẻ không bị táo bón thì mẹ có thể pha bột ngọt đặc hơn và khi trẻ đã thích nghi tốt thì tăng lên ăn 2 cữ/ngày.
Đặc biệt, khi thấy trẻ có dấu hiệu bú kém, mẹ có thể pha thêm sữa vào bột ăn dặm.
Khi trẻ ăn dặm bột ngọt và bột mặn, mẹ nên lưu ý những điều sau đây:
Như vậy, sau khi đọc bài viết trên, mẹ có thể phân biệt được thế nào là bột ngọt và bột mặn ăn dặm cho trẻ. Mẹ cần lưu ý thời điểm thích hợp cho con ăn bột ngọt và bột mặn như hướng dẫn trong bài viết nhé.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.