Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 - 12 tháng tuổi và những lưu ý cần biết

Ngày 05/07/2024
Kích thước chữ

Khi trẻ bắt đầu đến độ tuổi ăn dặm, có không ít bà mẹ tỏ ra lúng túng không biết nên cho con ăn gì. Hiểu được điều này, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với các mẹ về thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 - 12 tháng tuổi và một số lưu ý cần biết khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm.

Quá trình ăn dặm có ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen ăn uống cũng như sự phát triển của trẻ về sau. Do đó, phụ huynh cần chú ý đến chế độ và thực đơn ăn dặm của trẻ sao cho phù hợp nhất. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ gợi ý cho các mẹ về thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 - 12 tháng tuổi.

Thời điểm nào bắt đầu cho bé ăn dặm?

Trước khi tìm hiểu về thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 - 12 tháng tuổi, phụ huynh cần biết được thời điểm nào thích hợp nhất cho bé bắt đầu ăn dặm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Bởi đây là thời điểm trẻ bắt đầu hoạt động nhiều hơn và hàm lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ đang bị thiếu hụt nên không đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tuy nhiên, nếu các mẹ cho bé ăn dặm quá sớm thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày của con vì hệ tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện. Ngược lại, nếu cho bé ăn dặm quá muộn sẽ dẫn đến một số hệ luỵ xấu như trẻ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm kém phát triển và cơ thể không nhân đủ chất dinh dưỡng có nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng.

Chính vì thế, các mẹ cần lưu ý cho con ăn dặm đúng thời điểm nhằm đảm bảo sự phát triển của trẻ được toàn diện nhất và tốt nhất.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 - 12 tháng tuổi và những lưu ý cần biết  1
Thời điểm bắt đầu tốt nhất cho trẻ ăn dặm là 6 tháng tuổi

Cho trẻ ăn dặm đúng cách

Theo các chuyên gia, khi trẻ mới bắt đầu giai đoạn tập ăn dặm thì mẹ vẫn nên cho con bú đủ sữa kết hợp với ăn thêm một chút thức ăn bên ngoài. Lượng thức ăn cho con sẽ tăng dần từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc dần đề giúp trẻ làm quen dần với thức ăn.

Đối với trẻ 6 tháng tuổi, mẹ chỉ cần cho con ăn dặm 2 bữa/ngày và thời gian ăn sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của bé xen kẽ với bú sữa mẹ mà không nhất thiết cứ 2 giờ lại cho con ăn một lần. Đồng thời, các bữa ăn dặm nên cách xa nhau để hệ tiêu hoá hoạt động không quá sức và dễ tiêu hoá thức ăn.

Thực đơn ăn dặm của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể là:

  • Chất đạm;
  • Chất béo;
  • Chất bột đường;
  • Vitamin và khoáng chất.
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 - 12 tháng tuổi và những lưu ý cần biết  2
Mẹ vẫn nên cho con bú sữa trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm

Những điều mẹ cần biết khi lên thực đơn ăn dặm cho bé

Khi lên thực đơn ăn dặm cho bé, mẹ cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

Nấu chín, nghiền và xay nhỏ thức ăn

Từ 6 - 8 tháng tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn dặm, do đó, mẹ nên xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ đồ ăn trước khi cho trẻ ăn để tránh tình trạng trẻ bị hóc khi ăn.

Từ 10 - 12 tháng tuổi, trẻ đã có khả năng ăn tốt hơn nên mẹ có thể không cần nghiền nhỏ thức ăn nữa. Thay vào đó, mẹ có thể cho bé ăn thức ăn mềm như cơm nhão, cháo, canh rau củ nấu nhuyễn… để giúp con nhâm nhi cảm nhận được vị của thức ăn và kích thích nướu hỗ trợ mọc răng.

Phối hợp các nhóm thức ăn

Thực đơn ăn dặm của trẻ cần có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết và phối hợp điều độ với nhau, bao gồm:

  • Nhóm tinh bột đường: Mì, gạo, khoai…
  • Nhóm chất đạm: Cá, cua, tôm, thịt, trứng, sữa…
  • Nhóm chất béo: Dầu oliu, dầu dừa…
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: Củ cải, cà rốt, rau ngót, cam, chuối, đu đủ…

Các mẹ có thể kết hợp các loại thực phẩm khác nhau và chế biến thành nhiều món ăn ngon để trẻ ăn đỡ ngán.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 - 12 tháng tuổi và những lưu ý cần biết  3
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 - 12 tháng tuổi cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng

Ăn đúng giờ

Cho bé ăn đúng giờ là một nguyên tắc quan trọng khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Điều này sẽ giúp hệ tiêu hoá của bé hoạt động tốt. Trong thời gian đầu, mẹ có thể chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, sau đó giảm dần rồi số bữa ăn và tăng dần lượng thức ăn lên. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo mỗi bữa ăn cách nhau ít nhất là 2 tiếng.

Tạo hứng thú cho trẻ khi ăn

Các mẹ nên chế biến thức ăn thành các món ăn bắt mắt và tạo không khí vui vẻ để giúp có hứng thú ăn uống cũng như ăn ngon miệng hơn. Đồng thời, mẹ cũng đừng quên dành cho bé lời khen để khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn.

Đảm bảo an toàn thực phẩm

Các mẹ cần tuân thủ nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn dặm cho bé, bao gồm:

  • Tuân thủ nguyên tắc là “ăn chín - uống sôi”.
  • Các loại thực phẩm chế biến phải tươi ngon, sạch và có nguồn gốc rõ ràng.
  • Hoa quả tươi cần ngâm với nước muối, tiệt khuẩn và rửa sạch trước khi ép.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 - 12 tháng tuổi

Dưới đây là gợi ý về thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 - 12 tháng tuổi, cụ thể như sau:

Thực đơn ăn dặm dành cho bé 6 tháng tuổi

Đối với bé 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn bột loãng hoặc thức ăn xay nhuyễn, nghiền nhỏ. Hiện nay, trên thị trường có bày bán nhiều loại bột ăn dặm cho trẻ từ ngọt đến mặn nên mẹ có thể tham khảo và mua về pha cho bé ăn.

Lượng thức ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi là từ 100 - 200ml và kết hợp xen kẽ 1 bữa bú mẹ với 1 bữa ăn dặm.

Thực đơn ăn dặm dành cho bé 7 tháng tuổi

Ở giai đoạn 7 tháng tuổi, trẻ có thể ăn bột đặc hơn một chút, mẹ cũng có thể nghiền hoặc thái nhỏ thức ăn cho bé.

Lượng thức ăn dặm tiêu chuẩn cho trẻ 7 tháng tuổi là 200ml và kết hợp xen kẽ 1 bữa bú mẹ với 2 bữa ăn.

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi

Đối với trẻ 8 tháng tuổi, bên cạnh việc cho trẻ ăn bột đặc, mẹ có thể nấu cháo có thêm rau xanh, củ quả và thịt xay nhuyễn để bổ sung sắt cũng như các vitamin cho con. Mẹ cũng không nên quên cho trẻ uống nước ép trái cây.

Lượng thức ăn tiêu chuẩn cho bé 8 tháng tuổi là 230ml.

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 9 - 10 tháng tuổi

Ở giai đoạn 9 - 10 tháng tuổi, thức ăn dặm mẹ chế biến cho trẻ có thể là bột đặc, thức ăn thái nhỏ hoặc cắt khúc để bé có thể cầm nắm lên ăn và cảm nhận mùi vị của thức ăn.

Lượng thức ăn cho bé 9 - 10 tháng tuổi là khoảng 200 - 250ml, kết hợp 3 bữa ăn và 1 bữa bú mẹ.

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 11 tháng tuổi

Ở tháng thứ 11, các mẹ có thể cho trẻ tập ăn cháo và thức ăn thái khúc.

Lượng thức ăn tiêu chuẩn cho trẻ ở giai đoạn này là từ 250 - 300ml, kết hợp 3 bữa ăn dặm với 1 bữa bú mẹ.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 - 12 tháng tuổi và những lưu ý cần biết  4
Mẹ có thể cho trẻ 11 tháng tuổi ăn thức ăn thái khúc trong thực đơn hàng ngày

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 12 tháng tuổi

Khi bé được 12 tháng tuổi, mẹ hãy cho con ăn khoảng 200ml cháo trắng mà không cần xay nhuyễn hay nghiền nát và bổ sung thêm thịt, cá, tôm, trứng, rau xanh, dầu/mỡ… trong mỗi bữa ăn của bé.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 - 12 tháng tuổi mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp được. Mong rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp mẹ có thêm kinh nghiệm chăm con trong độ tuổi tập ăn dặm để hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin