Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi khám sức khỏe hay khám chữa bệnh, chúng ta đều sẽ được đo chỉ số BPM. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết BPM là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào? Nếu bạn cũng là một trong số đó, đây là bài viết dành cho bạn.
BPM là một chỉ số quan trọng mà chúng ta sẽ được kiểm tra khi khám sức khỏe hay thăm khám chữa bệnh. Đây là một trong những tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá sức khỏe tổng quát của ai đó, Bạn đã biết chỉ số BPM là gì và có ý nghĩa gì chưa? Nếu chưa, hãy cùng Long Châu tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
BPM (Beats Per Minute) có nghĩa là nhịp đập của trái tim trong vòng 1 phút. Ví dụ: Chỉ số BPM của bạn là 80 bpm có nghĩa tim bạn đập 70 nhịp mỗi phút. Chỉ số này có những đặc điểm như:
BPM là gì? Cùng với huyết áp và số bilan lipid máu, BPM là một trong những tiêu chí đánh giá sức khỏe quan trọng. Nếu thấy có sự bất thường với chỉ số này, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn.
Với những người trưởng thành khỏe mạnh, chỉ số BPM bình thường sẽ nằm trong khoảng 60 - 100 lần/phút. Tuy nhiên, nhịp tim của một số người có thể nhanh hay chậm hơn do cơ thể mỗi người phản ứng khác nhau với các tác nhân bên ngoài. Khi đó, nhịp tim vẫn có thể dao động trong phạm vi cho phép. Mỗi độ tuổi khác nhau lại có một chỉ số BPM bình thường khác nhau. Bạn có thể tham khảo thông tin ở bảng dưới đây:
Với những vận động viên, khi họ tập luyện và thi đấu, nhịp tim sẽ đập nhanh hơn để cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể. Nhưng khi không tập luyện và không thi đấu, nhu cầu cung cấp máu cho cơ thể giảm đi. Nhờ hiệu suất co bóp của tim cao nên chỉ cần đập chậm tim cũng có thể cung cấp đủ lượng máu cho cơ thể.
Ngoài tìm hiểu BPM là gì, chỉ số BPM bình thường, bạn cũng nên biết khi nào thì chỉ số này là bất thường. Trong những trường hợp dưới đây, chúng ta cần phải lưu ý:
Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về chỉ số BPM, bạn đều cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám chuyên sâu để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.
Bất cứ ai khi biết BPM là gì đều nhận thấy tầm quan trọng của việc kiểm tra chỉ số này thường xuyên. Đo BPM đều đặn có thể giúp phát hiện sớm vấn đề sức khỏe bất thường và nguy cơ bệnh lý. Ngoài ra, khi cảm nhận được bất cứ dấu hiệu lạ nào về sức khỏe, bạn đều nên kiểm tra nhịp tim của mình. Một số trường hợp cần đo nhịp tim càng sớm càng tốt như:
Ngoài đo nhịp tim, bạn còn cần phải khám sức khỏe tổng quát để có thể tìm ra gốc rễ vấn đề và phát hiện sớm các bất thường cũng như chữa trị kịp thời.
Tập thể thao không chỉ giúp duy trì nhịp tim ổn định mà còn mang đến nhiều lợi ích toàn diện cho sức khỏe. Điều mấu chốt là bạn cần lựa chọn hình thức và cường độ tập luyện phù hợp và duy trì thói quen này một cách đều đặn. Các bộ môn như yoga, đạp xe, đi bộ, chạy bộ, bơi lội... đều tốt cho sức khỏe tim mạch.
Người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn. Lý do là bởi trọng lượng cơ thể quá lớn làm cản trở quá trình cung cấp dinh dưỡng và oxy, khiến tim phải làm việc nhiều hơn mới đáp ứng được lượng máu cơ thể cần. Ăn uống lành mạnh không chỉ tốt cho vóc dáng mà còn tốt cho tim mạch. Ăn uống lành mạnh cũng có nghĩa là bổ sung những chất cho lợi cho tim mạch.
Hạn chế tối đa việc sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn là điều vô cùng quan trọng. Đây đều là những nguyên nhân khiến tim đập nhanh và hoạt động quá sức. Các bằng chứng khoa học đã chỉ ra những người hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bia, dùng chất gây nghiện có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người bình thường.
Những suy nghĩ tiêu cực và stress trong cuộc sống làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sinh lý bình thường của các hệ cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tim mạch. Bạn nên biết cách cân bằng cảm xúc để cải thiện tâm trạng, nâng cao sức khỏe tinh thần và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ BPM là gì và có ý nghĩa như thế nào. Chúc bạn luôn có một trái tim khỏe mạnh và tránh xa các bệnh lý về tim mạch nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Medlatec
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.