Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, nhiều thành phố lớn ở Châu Á trong đó có Việt Nam đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nặng nề do mức độ bụi trong không khí ngày càng tăng cao. Đây là vấn đề nghiêm trọng, về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Ô nhiễm không khí là một trong những thách thức lớn hiện nay. Không khí ô nhiễm không những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống mà về lâu dài còn có những tác động khôn lường đến sức khỏe con người. Bụi trong không khí nếu xâm nhập vào hệ thống hô hấp thì rất khó bị cơ thể đào thải, tích tụ lâu ngày gây nên những bệnh như bụi phổi, viêm phổi, ung thư phổi...
Mật độ bụi trong không khí ngày càng tăng cao
Các loại bụi trong không khí (atmospheric particulate matter, particulate matter hoặc PM) là tập hợp những hạt vật chất nhẹ, có kích thước nhỏ lơ lửng trong không khí. Những ký hiệu mà bạn thường gặp như PM 10 là để chỉ kích thước bụi không khí nhỏ hơn 10 micromet (với PM là viết tắt của Particulate Matter).
Tùy theo kích thước, các hạt bụi không khí có thể được phân loại thành:
Kích thước các hạt bụi trong không khí
Bụi trong không khí có thể sinh ra từ tự nhiên, nhưng loại gây nên tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay chủ yếu do hoạt động khai thác, sản xuất và sinh hoạt của con người. Hoạt động tạo ra bụi mịn của con người chủ yếu là từ: bụi từ các công trình xây dựng, bụi đường phố, đốt rác thải, khói máy công nghiệp, phá rừng, hút thuốc, đốt than củi, đốt nhiên liệu hóa thạch...
Nhìn chung, dù ở kích thước nào thì các loại bụi trong không khí đều có thể xâm nhập vào hệ hô hấp của con người. Nhưng mức độ xâm nhập sâu đến đâu và mức độ gây hại đến sức khỏe còn tùy vào kích thước hạt bụi.
Mức độ thâm nhập và khả năng gây hại tùy thuộc vào kích thước của hạt bụi
Những hạt bụi thô kích thước lớn hơn 10 micromet có thể được hệ hô hấp trên giữ lại qua tiêm mao, lông và dịch nhầy. Sau đó, chúng được đào thải qua khạc đờm nhầy, ho, hắt hơi, sổ mũi… Những hạt bụi trung bình có thể tiến sâu hơn vào hệ hô hấp và mắc kẹt trong phế nang và không thể đào thải ra ngoài, lâu ngày bụi tích lũy gây nên bệnh bụi phổi (pneumoconiosis).
Bụi tích lũy trong phổi gây nên căn bệnh “bụi phổi”
Các loại bụi mịn và bụi siêu mịn hoàn toàn có thể đi vào phần sâu nhất của phổi hay thậm chí đi vào đường máu. Một khi bụi mịn đi vào máu thì chúng sẽ được hệ tuần hoàn vận chuyển đến những tế bào, cơ quan trong cơ thể gây cản trở việc phát triển của tế bào và gây các bệnh hô hấp, tim mạch, miễn dịch và ảnh hưởng đến não bộ.
Những hạt bụi mịn khi đã vào mạch máu người sẽ hình thành những mảng bám thành mạch, lâu ngày tích tụ có thể gây viêm mạch máu. Bên cạnh đó, hạt bụi bám vào mạch máu khiến thành mạch giảm khả năng đàn hồi, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và những căn bệnh tim mạch nguy hiểm khác.
Bụi mịn có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh như:
Đặc biệt, bụi nano với kích thước nhỏ hơn 1/500 sợi tóc có thể dễ dàng vượt qua những hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể và xâm nhập vào nhân tế bào. Những hạt bụi hủy hoại cấu trúc DNA và kích hoạt gen gây lão hóa hoặc gen gây ung thư.
Bụi siêu mịn có thể phá hủy cấu trúc DNA
Theo thống kê năm 2016 của WHO - Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính khoảng 4,2 triệu người tử vong do tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Những cái chết đến sớm chủ yếu do tiếp xúc thường xuyên với bụi mịn gây nên các căn bệnh về hô hấp, bệnh tim mạch và ung thư.
Ô nhiễm không khí gây nên “cái chết sớm” cho hàng triệu người mỗi năm
Có sự tương quan giữa nồng độ bụi mịn trong không khí và tỷ lệ tử vong của người tiếp xúc thường xuyên. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tỷ lệ bụi mịn trong không khí giảm 10ug m3 thì nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch giảm 15%.
Bên cạnh đó, các số liệu thống kê còn cho thấy là mỗi năm trên thế giới có 5 triệu người chết do ô nhiễm không khí, riêng ngành khai thác than đá đã gây nên cái chết cho khoảng 1 triệu người. Tại một số nơi, bụi trong không khí còn có thể lẫn một số chất phóng xạ như uranium và thorium gây phơi nhiễm phóng xạ và làm gia tăng nguy cơ ung thư. Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế IARC đã xếp bụi trong không khí vào nhóm I các tác nhân nguy cơ gây ung thư.
Để hạn chế tác hại của các loại bụi trong không khí, chúng ta cần thực hiện cả hai biện pháp sau:
Tóm lại, ô nhiễm bụi trong không khí gây nên những tác động lâu dài và nặng nề đến sức khỏe con người. Để bảo vệ chính mình, chúng ta cần có những biện pháp thiết thực để giảm thiểu ô nhiễm bụi và bảo vệ hệ hô hấp.
Uyên
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.