Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Ngọc Vân
Mặc định
Lớn hơn
Nghiên cứu cho thấy tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe và kinh tế trong xã hội già hóa là vô cùng đáng lo ngại. Người cao tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh tim mạch, hô hấp và suy giảm nhận thức do không khí ô nhiễm, làm gia tăng gánh nặng y tế và chi phí chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, sự suy giảm sức khỏe trong nhóm dân số này cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm giảm năng suất lao động và gia tăng áp lực phúc lợi xã hội.
Ô nhiễm không khí không chỉ là mối đe dọa đối với môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt trong một xã hội già hóa. Gần đây, các nghiên cứu cho thấy tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe và kinh tế trong xã hội già hóa. Không chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hô hấp và suy giảm nhận thức, ô nhiễm không khí còn gây áp lực lên hệ thống y tế và làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ô nhiễm không khí ngày càng trở thành vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu, nhưng tác động của nó vẫn thường bị đánh giá thấp trong các xã hội có dân số già hóa, như Nhật Bản.
Một nghiên cứu mới do các nhà khoa học từ Đại học Tokyo thực hiện đã chỉ ra rằng ô nhiễm bụi mịn PM2.5 không chỉ làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe mà còn gây ra những thách thức kinh tế – xã hội đáng kể tại các khu vực có dân số già và nguồn lực y tế hạn chế. Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng những phát hiện này sẽ thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách giải quyết các vấn đề liên quan một cách toàn diện.
PM2.5 là những hạt bụi mịn có kích thước cực nhỏ, có thể xâm nhập sâu vào phổi và hệ tuần hoàn, dẫn đến các bệnh về hô hấp và tim mạch. Do có kích thước siêu nhỏ, PM2.5 có thể vượt qua cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể ở mũi và họng, khiến việc ngăn ngừa trở nên khó khăn, đặc biệt là đối với người cao tuổi.
Nghiên cứu tập trung vào Nhật Bản, quốc gia có gần 30% dân số từ 65 tuổi trở lên. Các nhà khoa học đã xem xét mối quan hệ giữa phơi nhiễm PM2.5, bất bình đẳng trong chăm sóc y tế và tác động kinh tế. Kết quả cho thấy các khu vực nông thôn ở phía tây Nhật Bản – nơi có tỷ lệ già hóa cao hơn – chịu ảnh hưởng nặng nề hơn do vừa bị ô nhiễm PM2.5 vừa có cơ sở hạ tầng y tế kém phát triển. Các khu vực này phải đối mặt với chi phí kinh tế cao hơn so với các đô thị, nơi có hệ thống y tế đầy đủ và đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao.
"Nhiều vùng nông thôn thiếu bệnh viện chuyên khoa và đội ngũ y tế có đủ chuyên môn để điều trị các bệnh liên quan đến PM2.5 như đột quỵ và nhồi máu cơ tim" - nhà nghiên cứu Long cho biết. "Ở một số người cao tuổi vẫn đang trong độ tuổi lao động, việc phơi nhiễm PM2.5 làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, buộc họ phải rời bỏ công việc sớm hơn dự kiến. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự độc lập tài chính của họ mà còn tạo thêm áp lực cho thế hệ trẻ trong việc hỗ trợ người già".
Phân tích kinh tế của nghiên cứu chỉ ra rằng số ca tử vong và bệnh tật liên quan đến PM2.5 làm tăng gánh nặng kinh tế – xã hội, với chi phí ước tính vượt quá 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại một số khu vực. Tình trạng bất bình đẳng giữa các thế hệ do ô nhiễm PM2.5 đặt ra thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc đảm bảo ổn định kinh tế và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế công bằng. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng những vấn đề này không chỉ giới hạn ở Nhật Bản mà còn có thể xảy ra tại các quốc gia có dân số già hóa và mức độ ô nhiễm cao như Trung Quốc và nhiều khu vực ở châu Âu.
"Khung phân tích của chúng tôi có thể được áp dụng để đánh giá tác động này trên phạm vi toàn cầu. Bằng cách xác định các nhóm dân số và khu vực dễ bị tổn thương nhất, chính phủ có thể phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn." - Long cho biết. "Ví dụ, siết chặt kiểm soát ô nhiễm, đầu tư vào cơ sở hạ tầng y tế và hợp tác quốc tế để giải quyết ô nhiễm xuyên biên giới có thể mang lại hiệu quả. Ngoài ra, mở rộng không gian sống trong lành trong đô thị để tăng khả năng lọc không khí tự nhiên và phát triển y tế từ xa có thể giúp cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại các khu vực xa xôi".
Long và nhóm nghiên cứu cũng đề xuất các chính sách hỗ trợ nhóm dân số dễ bị tổn thương, chẳng hạn như trợ cấp cho chăm sóc người cao tuổi và mở rộng các chương trình y tế cộng đồng. "Sức khỏe của người cao tuổi không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là vấn đề công cộng với những tác động sâu rộng về mặt xã hội và kinh tế. Hành động ngay từ bây giờ có thể cứu sống nhiều người và giúp giảm chi phí dài hạn cho toàn xã hội." - Long nhấn mạnh.
Nghiên cứu cho thấy tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe và kinh tế trong xã hội già hóa là một vấn đề cấp bách đòi hỏi sự quan tâm từ các nhà hoạch định chính sách. Khi dân số thế giới ngày càng già đi, việc chủ động đối phó với các tác động của ô nhiễm không khí sẽ là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và duy trì ổn định kinh tế trong tương lai.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.