Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bụi trong không khí lơ lửng trong không gian mà chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đây chính là những tác nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những tác hại của bụi trong không khí và cách phòng bụi hiệu quả.
Hiện nay, ô nhiễm không khí đang là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe. Thống kê cho thấy, có tới 99% dân số trên toàn thế giới đang sinh sống tại những khu vực có chất lượng không khí kém. Trong đó, bụi trong không khí là tác nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Nhìn vào không khí xung quanh, bạn có thể dễ dàng quan sát thấy các hạt bụi trôi nổi gồm bụi vải, lông thú, bụi đất,... đến những loại bụi mắt thường khó có thể nhìn thấy được như bụi mịn. Bụi trong không khí luôn ở mức báo động do các công trình xây dựng ngày càng nhiều, khí thái từ nhà máy và các phương tiện giao thông, khói bụi từ môi trường sống, rác thải, đốt rừng,...
Bụi là tên gọi chung của tập hợp gồm rất nhiều hạt vật chất rắn, lỏng có kích thước nhỏ, chúng bay lơ lửng trong không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày. Bụi trong không khí thường được chia làm 2 loại gồm bụi thô và bụi mịn. Trong đó, các hạt bụi thô thường có đường kính lớn hơn từ 2,5 đến 10 micromet, các hạt bụi mịn siêu nhỏ với kích thước từ 0,1 micromet đến 2,5 micromet. Thậm chí, loại bụi siêu mịn với kích thước nhỏ hơn 0,1 micromet đến mức chúng ta chỉ nhìn thấy chúng trên các vật thể khác như mặt bàn, mặt ghế, mặt kính,…
Kích thước hạt bụi trong không khí cũng chính là yếu tố có liên quan mật thiết đến những tác hại mà nó gây ra cho sức khỏe. Kích thước bụi càng nhỏ thì mức độ nguy hiểm càng cao. Thông thường, các hạt bụi lớn hơn 10 micromet thường chỉ tác động đến các cơ quan “cửa ngõ” của cơ thể như mắt, mũi, cổ họng,... nhưng bụi mịn và siêu mịn có thể di chuyển sâu vào trong phổi, thậm chí trong máu của chúng ta. Nguy hiểm hơn, thành phần bụi còn có thể chứa nhiều chất có hại cho cơ thể khác như amoniac, carbon, sunfat, bụi khoáng,...
Như đã đề cập ở trên, bụi trong không khí có thể gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe như các vấn đề về hô hấp, tim mạch, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư. Trong đó, bụi càng mịn, kích thước càng nhỏ thì tác hại càng nghiêm trọng.
Trong thành phần của bụi mịn có chứa lượng lớn khí CO, NO2, SO2,... khi chúng ta hít thở không khí chứa nhiều bụi mịn sẽ làm cho tế bào thiếu oxy, gây ảnh hưởng xấu đến phổi. Nếu sống trong môi trường có bụi mịn thời gian dài thì nguy cơ cao mắc các bệnh hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, suy nhược chức năng của phổi, thậm chí ung thư phổi.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 4,2 triệu người tử vong do ô nhiễm không khí, trong đó hầu hết là do tiếp xúc với bụi mịn dẫn đến mắc các bệnh hô hấp, tim mạch, ung thư. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa nồng độ bụi mịn và tỷ lệ tử vong do bệnh tật. Thực tế cũng đã chứng minh những người sống ở vùng bị ô nhiễm không khí, nhiều bụi mịn thường gặp nhiều bệnh lý hơn. Ngược lại, tỷ lệ bệnh tật và tử vong giảm đáng kể ở những người ít tiếp xúc với không khí chứa bụi mịn.
Không chỉ hệ hô hấp chịu ảnh hưởng bởi bụi trong không khí mà hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và các cơ quan khác như da, mắt,... đều chịu tác động không nhỏ.
Thường xuyên tiếp xúc với bụi sẽ tạo cảm giác ngột ngạt, khó thở, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, bụi mịn còn ảnh hưởng đến não bộ, làm tăng nguy cơ suy giảm trí nhớ, trầm cảm, đột quỵ,... Nguy hiểm hơn, những hạt bụi siêu mịn còn len lỏi vào hệ tuần hoàn thông qua phế nang, vách ngăn khí - máu dẫn đến tăng nguy cơ vỡ mạch máu, tắc nghẽn mạch, nhồi máu cơ tim.
Với làn da, bụi trong không khí cũng gây khô da, tổn thương da như viêm da dị ứng tiếp xúc, phát ban, lở loét, vảy nến,... Nguyên nhân là do tiếp xúc với bụi có tính tẩy mạnh như bụi thuốc trừ sâu, bụi vôi,...
Bụi trong không khí ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên trái đất, đặc biệt là những người sinh sống tại thành phố hoặc những nơi có chất lượng không khí kém do ô nhiễm. Dấu hiệu bị ảnh hưởng do bụi không khí ở mỗi người sẽ khác nhau tùy vào tình hình sức khỏe cũng như thời gian chịu ảnh hưởng dài hay ngắn.
Một số dấu hiệu cơ thể đang bị ảnh hưởng do bụi không khí như hắt hơi, ho, ngứa họng, khó thở, thở khò khè, tức ngực, kích ứng da,... Những triệu chứng này thường sẽ được cải thiện khi chất lượng không khí tốt hơn.
Để hạn chế ảnh hưởng của bụi trong không khí, chúng ta nên thực hiện các biện pháp sau đây:
Trên đây là một số thông tin về bụi trong không khí. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của bụi và ô nhiễm không khí. Qua đó biết cách phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ đối với sức khỏe do bụi gây ra.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.