Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Bướu độc là gì? Bướu độc có nguy hiểm không?

Ngày 16/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh bướu cổ có thể được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào mức độ bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị bệnh thích hợp. "Bướu độc có nguy hiểm không?" là vấn đề được khá nhiều bệnh nhân quan tâm khi chẩn đoán bệnh. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh bướu độc là một bệnh cường giáp tự miễn thường gặp ở nhiều quốc gia. Mặc dù vậy, đa số người dân Việt Nam vẫn cảm thấy lạ lẫm đối với căn bệnh này. Vậy bướu độc là gì? Bướu độc có nguy hiểm không?

Bướu độc là gì?

Cường giáp là một hội chứng về y tế. Trong các tình trạng cường giáp, hội chứng Basedow là một trong những nguyên nhân thường gặp. Hội chứng Basedow là một căn bệnh tự miễn cơ thể, có đặc điểm tuyến giáp bị phình to và hoạt động không bình thường, gây sản xuất quá mức của hormone giáp. Điều này dẫn đến tình trạng bướu độc, đây không phải là một loại bệnh ung thư.

Bướu độc là gì? Bướu độc có nguy hiểm không? 1
Bướu độc cần nên được phát hiện để được điều trị kịp thời, nhanh chóng

Các triệu chứng của hội chứng Basedow có thể kể đến sự phình to của tuyến giáp gây bướu cổ, cùng với các triệu chứng chung của cường giáp trên toàn cơ thể. Điều này có thể gây nên tình trạng căng thẳng và hồi hộp, cảm giác nóng, tiêu chảy, run tay, giảm cân, tăng mồ hôi, sự mất bình tĩnh, dễ cáu giận, rối loạn giấc ngủ, và cơ thể suy yếu.

Do đó, bướu độc nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng về các vấn đề tim mạch, cơn bão giáp, và thậm chí có thể gây ra lồi mắt ác tính. Do đó, quá trình theo dõi, chẩn đoán và điều trị cần phải được quan sát và theo dõi chính xác.

Nguyên nhân gây bệnh bướu độc

Cơ chế thông thường của việc điều chỉnh hoạt động tuyến giáp là sự kết hợp giữa vùng dưới đồi và tuyến yên trong não. Khi cơ thể cần thêm hormone tuyến giáp, vùng dưới đồi phát hiện điều này và tạo ra hormone kích thích tuyến giáp (TSH) để thúc đẩy tuyến giáp sản xuất thêm hormone giáp.

Tuy nhiên, trong trường hợp của bệnh bướu độc tuyến giáp, hệ thống miễn dịch sẽ bị tấn công gây tác động đến các thụ thể TSH. Điều này dẫn đến việc cơ thể không thể phân biệt sự khác biệt giữa miễn dịch và các thụ thể này. Các nghiên cứu đã phát hiện rằng người bệnh bị bệnh bướu độc thường xuất hiện các kháng thể kích thích tuyến giáp, khiến cho tuyến giáp sản xuất hormone giáp quá mức.

Nguyên nhân cụ thể của bệnh bướu độc hiện vẫn chưa được xác định rõ. Bệnh này có tính di truyền cao, với khoảng 79% trường hợp được cho là có yếu tố di truyền. Ngoài ra, tuổi tác, giới tính, môi trường sống và làm việc, yếu tố cơ địa và thậm chí các hóa chất trong thực phẩm có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh.

Bệnh bướu độc có nguy hiểm không?

Bệnh bướu độc có nguy hiểm không? Bệnh bướu độc có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho hệ tim mạch và tình trạng sức khỏe tổng thể của người nhân. Cơn bão giáp là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh lý này.

Bướu độc là gì? Bướu độc có nguy hiểm không? 2
Bướu độc gây cho người bệnh xuất hiện các cơn bão giáp liên tục gây đau nhức

Khi bệnh nhân trải qua cơn bão giáp, hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp và dẫn đến tăng sản xuất hormone tuyến giáp. Các triệu chứng của cơn bão giáp có thể kể đến như tăng nhanh nhiệt độ cơ thể, tăng mạnh nhịp tim, tâm trạng hoảng loạn hoặc kích thích mạnh. Ngoài ra, các triệu chứng điển hình như đau ngực, đau bên ngực và cảm giác mệt mỏi nặng nề thường xuất hiện kèm theo.

Một số phương pháp giúp chẩn đoán bệnh bướu độc

Khi có các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Dưới đây là một số các xét nghiệm người bị bướu cổ cần thực hiện:

  • Xét nghiệm chẩn đoán hormone: Xét nghiệm máu để đo lượng hormone giáp (T3, T4) và hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Các kết quả bất thường giúp bác sĩ xem xét tình trạng rối loạn của tuyến giáp ở người bệnh.
  • Xạ hình tuyến giáp: Sử dụng xạ hình để kiểm tra kích thước và hoạt động của tuyến giáp. Điều này có thể giúp xác định sự hiện diện của bướu cổ hoặc những biến đổi, ảnh hưởng bên trong tuyến giáp.
  • Siêu âm tuyến giáp và siêu âm Doppler mạch tuyến giáp: Sử dụng siêu âm để hình ảnh hóa tuyến giáp, đồng thời kiểm tra mạch máu, giúp đánh giá hoạt động và cấu trúc của tuyến giáp.
  • Điện tâm đồ (ECG): Sử dụng để theo dõi hoạt động tim mạch, đặc biệt trong trường hợp có triệu chứng như nhịp tim nhanh hoặc bất thường.
  • Chụp X-quang: Đôi khi, chụp X-quang có thể được thực hiện để kiểm tra sự tổn thương xương ở vùng cổ hoặc để xác định những bất thường trong tuyến giáp.
  • Xét nghiệm men gan: Các bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm men gan và các xét nghiệm khác để loại trừ các nguyên nhân có thể gây ra một số triệu chứng tương tự như bướu cổ.
Bướu độc là gì? Bướu độc có nguy hiểm không? 3
Một số các xét nghiệm được thực hiện kèm theo nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh bướu độc

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung bướu độc là gì, bướu độc có nguy hiểm không. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cho bản thân. Đồng thời cân nhắc cần nên điều trị nhanh chóng, tránh những ảnh hưởng xảy ra không đáng có đối với sức khỏe. Đừng quên thường xuyên theo dõi Nhà thuốc Long Châu để biết thêm nhiều kiến thức sức khỏe nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm