Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh lý về tim mạch ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ em. Gia đình cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Danh sách các bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em được Nhà thuốc Long Châu chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bố mẹ theo dõi sức khỏe của con hiệu quả hơn.
Bệnh về tim mạch là nguyên nhân hàng đầu thế giới cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người mỗi năm. Không chỉ người trưởng thành mà trẻ em cũng có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh. Để giúp bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất nhằm bảo vệ sức khỏe của bé, những thông tin dưới đây sẽ chia sẻ về các bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em.
Bệnh tim bẩm sinh còn có tên gọi là dị tật tim bẩm sinh, thường xảy ra phổ biến trên trẻ em khi còn là bào thai. Tại Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 1% tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh. Căn bệnh này gây nhiều hậu quả đến sức khỏe bao gồm:
Thêm vào đó, trẻ em bị tim bẩm sinh còn có nguy cơ mắc bệnh tứ chứng Fallot. Đây là căn bệnh gồm 4 khiếm khuyết trong tim như:
Những khuyết tật do mắc bệnh tim bẩm sinh có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, bệnh cần được điều trị bằng thuốc men, phẫu thuật, thậm chí là ghép tim để duy trì sự sống. Một số trường hợp, trẻ cần được theo dõi và điều trị suốt đời. Ngay từ khi mang thai, mẹ bầu hãy đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm những căn bệnh có thể gặp trên thai nhi để được điều trị sớm.
Xơ vữa động mạch là khái niệm chỉ tình trạng các mảng mỡ và cholesterol tích tụ trong các động mạch. Khi quá trình tích tụ tăng lên, động mạch bị cứng và hẹp lại khiến nguy cơ đông máu và đau tim tăng lên. Bệnh thường mất nhiều năm để phát triển. Tuy vậy, người bị tiểu đường, béo phì, cao huyết áp cùng nhiều vấn đề về sức khỏe khác cũng có nguy cơ bị xơ vữa động mạch cao. Trẻ nhỏ có tiền sử gia đình mắc các bệnh trên thì cũng có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch. Để được điều trị bệnh, trẻ cần được thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường vận động, tập luyện thể dục.
Rối loạn nhịp tim hay nhịp tim bất thường cũng nằm trong danh sách các bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em. Khi mắc bệnh này, việc bơm máu của tim sẽ kém hiệu quả đi. Các tình trạng rối loạn nhịp tim sẽ khác nhau ở trẻ em như:
Những triệu chứng khi trẻ bị rối loạn nhịp tim là mệt mỏi, yếu, thường chóng mặt, ngất xỉu, khó ăn. Tùy thuộc vào tình trạng rối loạn nhịp tim và mức độ ảnh hưởng đến trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Kawasaki là căn bệnh hiếm gặp, ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em. Bệnh gây viêm trong mạch máu ở chân tay, môi miệng, cổ họng, sốt và sưng hạch bạch huyết. Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, Kawasaki là nguyên nhân chính khiến trẻ em mắc bệnh tim, nhất là những trẻ dưới 5 tuổi.
Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà cách điều trị bệnh Kawasaki sẽ khác nhau. Người bệnh cần được điều trị kịp thời bằng cách tiêm tĩnh mạch gamma globulin. Điều này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, corticosteroid và aspirin giúp phòng ngừa biến chứng có nguy cơ xảy ra. Những đứa trẻ mắc bệnh Kawasaki cần được theo dõi sức khỏe hệ tim mạch suốt đời.
Việc trẻ bị nhiễm vi khuẩn streptococcus gây sốt phát ban, viêm họng mà không được kịp thời điều trị sẽ dẫn đến bệnh thấp tim. Căn bệnh này gây tổn thương các van tim và cơ tim vĩnh viễn. Trẻ em từ 5 đến 15 tuổi thường mắc bệnh thấp tim. Tuy nhiên, các biến chứng của bệnh chỉ xuất hiện sau khi bệnh nhân đã mắc bệnh từ 15 đến 20 năm.
Các triệu chứng của thấp tim khá đa dạng. Trẻ có thể bị sốt, đau khớp, khớp bị đỏ, sưng nóng, vết sưng không đau dưới da, đau ngực, mệt mỏi, có tiếng thổi tim, hành vi khóc hoặc cười không phù hợp với hoàn cảnh. Bệnh thấp tim có thể được phòng ngừa bằng cách điều trị nhiễm liên cầu khuẩn bằng kháng sinh kịp thời.
Bệnh viêm màng ngoài tim xảy ra khi lớp màng mỏng hoặc túi bao quanh tim bị viêm hoặc nhiễm trùng. Lúc đó, chất lỏng nằm giữa lớp màng ngoài và tim tăng lên gây suy yếu khả năng bơm máu của tim.
Bệnh viêm màng ngoài tim có khả năng xảy ra sau khi thực hiện phẫu thuật tim bẩm sinh, nhiễm trùng do chấn thương ngực, vi khuẩn hoặc rối loạn mô liên kết. Phương pháp điều trị viêm màng ngoài tim còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, sức khỏe tổng thể và độ tuổi của bệnh nhân.
Bên cạnh việc gây nên bệnh cúm hoặc hô hấp thì virus còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Nhiễm virus gây viêm cơ tim, tác động tiêu cực đến khả năng tim bơm máu đi khắp cơ thể. Nhiễm virus ở tim khá hiếm gặp và chỉ xuất hiện vài triệu chứng tương tự như bệnh cúm, điển hình là khó thở, mệt mỏi, ngực khó chịu.
Virus gây viêm cơ tim được xem là bệnh lý nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao. Trẻ mắc bệnh viêm cơ tim lâm sàng có diễn tiến từ nhẹ đến nặng. Bệnh xảy ra nhanh, khó tiên lượng trước khiến các bậc cha mẹ chủ quan không kịp thời đưa con đi khám và điều trị. Các virus thường gặp gây viêm cơ tim có thể kể đến là nhóm virus gây bệnh cúm hoặc các viêm nhiễm đường hô hấp trên Adenovirus, Parvovirus B19, virus herpes type 6...
Cơ tim phì đại là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em với tỉ lệ mắc bệnh là 1/500. Khi mắc bệnh, các sợi cơ tim phát triển bất thường, thành tim dày lên, nhất là ở tâm thất trái. Lòng thất trái bị thu hẹp lại khiến cho chức năng tim bơm máu đến các cơ quan giảm xuống, cơ thể không được cung cấp đủ nhu cầu oxy cần thiết.
Các nguyên nhân gây bệnh cơ tim phì đại có thể là do yếu tố di truyền, hẹp van động mạch chủ, tăng huyết áp, trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường, bệnh chuyển hóa glycogen, hội chứng Noonan, thiếu hụt chuỗi oxy hóa trong ty thể… Bệnh cần được điều trị sớm để tránh tử vong.
Với những tiến bộ của nền y học và công nghệ hiện nay, các bé bị bệnh lý về tim vẫn có thể có cuộc sống năng động, chất lượng. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bố mẹ có nhiều thông tin hữu ích về các bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em. Các bậc phụ huynh hãy lưu ý phòng bệnh cho bé, theo dõi sức khỏe của con yêu sát sao để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng không mong muốn có nguy cơ xảy ra.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: hellobacsi.com
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.