Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các bước sơ cứu người bị điện giật mà bạn nên biết

Ngày 09/04/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bị điện giật là một tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày. Người bị điện giật nếu được sơ cứu kịp thời sẽ tránh được sự nguy hiểm cho tính mạng và các biến chứng sau tai nạn. Vậy chúng tôi mời bạn cùng tham khảo những chia sẻ về các bước sơ cứu người bị điện giật như thế nào là đúng nhất qua những thông tin bên dưới.

Sơ cứu nạn nhân bị điện giật là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Vì nếu sơ cứu kịp thời và đúng cách thì sẽ tránh được sự nguy hiểm đến tính mạng. Khả năng sống của nạn nhân bị điện giật rất cao nếu được bạn sơ cứu nhanh chóng. Vậy như thế nào là sơ cứu người bị điện giật đúng cách? Nhà thuốc Long Châu mời bạn cùng tham khảo những chia sẻ qua bài viết bên dưới của chúng tôi.

Bước 1: Ngắt nguồn điện

Các bước sơ cứu người bị điện giật mà bạn nên biết 1 Cần ngắt nguồn điện trước khi sơ cứu người bị điện giật

Đây là việc làm vô cùng quan trọng. Bạn cần bình tĩnh và quan sát xung quanh để xác định nguồn dẫn khiến nạn nhân bị giật. Và nhanh chóng tắt nguồn điện để giảm tổn thương đến nạn nhân. Nguồn điện được ngắt càng sớm thì nạn nhân sẽ ít bị tổn hại và ngược lại nếu chậm trễ thì có thể ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân hoặc có thể để lại các di chứng nặng nề sau này.

Bước 2: Tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân

Nếu không xác định được nguồn điện thì bạn nên dùng cành cây khô hoặc các vật không dẫn điện để tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân. Bạn không nên chạm vào nạn nhân khi chưa tách nguồn điện hoặc chưa ngắt nguồn điện. Bạn có thể dùng thanh gỗ hoặc các vật dụng bằng nhựa để tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân. Khi bạn sơ cứu người bị điện giật thì bạn không nên đi chân đất vì có thể nguồn điện sẽ bị dẫn vào cơ thể của bạn. 

Bước 3: Đưa người bị điện giật đến nơi an toàn

Sau khi đã tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân thì bạn cần đưa nạn nhân đến nơi an toàn và thoáng khí. Sau đó đặt nạn nhân nằm xuống nới lỏng quần áo và thắt lưng để nạn nhân dễ thở. Bạn nên để nạn nhân nằm ở nơi khô thoáng không nên cho nạn nhân nằm ở nơi ẩm thấp. Khi bạn đưa nạn nha ra khỏi chỗ nguy hiểm bạn cần chú ý tránh để nạn nhân bị va vào các vật cứng hoặc làm nạn nhân ngã vì sẽ ảnh hưởng đến xương và các dây thần kinh trong cơ thể của nạn nhân.

Bước 4: Tiến hành sơ cứu người bị điện giật

Các bước sơ cứu người bị điện giật mà bạn nên biết 2 Dùng phương pháp ép tim đối với nạn nhân ngưng thở

Sơ cứu khi nạn nhân đã ngưng thở

Bạn đặt nạn nằm ở nơi thông thoáng và tiến hành kiểm tra mạch đập và nhịp tim của nạn nhân. Nếu nạn nhân ngưng thở hoặc nhịp tim chậm thì bạn cần tiến hành phương pháp ép tim. Bạn cần tiến hành ép tim, bạn cần nhấn sâu từ 4 đến 6cm với tần suất 60-100 lần/ phút. Và sau 10 lần ép tim thì bạn cần tiến hành thổi vào miệng nạn nhân 1 lần. Bạn đặt lòng bàn tay của mình thẳng góc với xương ức của nạn nhân và bắt đầu tiến hành phương pháp ép tim cho nạn nhân. Sau khi nạn nhân thở lại được bạn cần đưa nạn nhân đến bệnh viện sớm nhất có thể.

Khi người bị điện giật vẫn còn tỉnh táo

Khi bạn đã chuyển nạn nhân đến nơi thông thoáng và đặt nạn nhân nằm xuống bạn cần tiến hành kiểm tra nhịp tim và mạch đập của nạn nhân. Bạn cần giữ ấm cho nạn nhân và tránh cho nạn nhân nằm nơi nhiều gió và ẩm thấp. Sau khi kiểm tra nhịp tim và mạch đập cho nạn nhân xong bạn nên kiểm tra cơ thể nạn nhân xem có bị bỏng da hay không. Nếu có thì bạn tiến hành sơ cứu vết bỏng bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý cho nạn nhân và sau đó đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được chăm sóc và theo dõi.

Khi bị mất tri giác

Đưa nạn nhân đến nơi khô ráo và thoáng để nạn nhân tự hồi tỉnh. Sau đó tiến hành kiểm tra mạch đập và nhịp tim cho nạn nhân. Nên giữ cho cơ thể của nạn nhân được ấm. Tiến hành sơ cứu các vết thương ngoài da cho nạn nhân và đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được theo dõi và thăm khám. Bạn không nên thoa dầu hay cao gió cho nạn nhân, chỉ được sơ cứu vết bỏng bằng nước sạch và tránh đổ nước lên người nạn nhân. 

Bước 5: Sơ cứu vết bỏng và đưa bệnh nhân đến bệnh viện

Các bước sơ cứu người bị điện giật mà bạn nên biết 3 Cần gọi cấp cứu và đưa nạn nhân đến bệnh viện sớm nhất

Thông thường những nạn nhân bị điện giật sẽ kèm theo các vết bỏng da do giật điện gây ra. Bạn nên tiến hành sơ cứu các vết bỏng da sau khi đã kiểm tra mạch và nhịp tim cho nạn nhân ổn định. Nên dùng nước sạch để làm mát vết bỏng cho nạn nhân và vệ sinh bằng nước muối sinh lý sau đó dùng gạch vô trùng để che vết thương lại. Và đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất trong thời gian sớm nhất để được theo dõi và chăm sóc đúng cách. Trong quá trình di chuyển nạn nhân bạn cố gắng không để nạn nhân ngã hoặc va chạm vào các vật cứng sẽ làm ảnh hưởng đến xương và hệ thần kinh của nạn nhân.

Việc sơ cứu người bị điện giật là rất cần thiết và quan trọng, sẽ làm tăng cơ hội sống của nạn nhân và hạn chế những biến chứng sau tai nạn. Với những chia sẻ của nhà thuốc Long Châu chắc hẳn bạn đã biết sơ cứu người bị điện giật thế nào cho đúng cách rồi phải không? Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn và những người xung quanh.

Minh Thuý 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Sơ cứu