Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các cách ngăn ngừa nhiễm trùng máu bạn nên ghi nhớ

Ngày 27/10/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nhiễm trùng máu là một trong các biến chứng nhiễm trùng nguy hiểm nhất. Chỉ từ một vết thương nhỏ bị nhiễm trùng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và gây nên tình trạng nguy hiểm này. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, nhiễm trùng máu có thể dẫn đến tử vong.

Nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh chỉ trong vài ngày hoặc vài giờ. Vì vậy, việc nắm được các bước ngăn ngừa nhiễm trùng máu là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe chính mình và những người xung quanh.

Nhiễm trùng máu là gì?

Nhiễm trùng máu là hiện tượng máu bị vi khuẩn, virus hay nấm xâm nhập. Những tác nhân này giải phóng các hóa chất vào máu, cản trở sự hoạt động của hệ miễn dịch và gây ra nhiều tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể. 

Những triệu chứng phổ biến của tình trạng nhiễm trùng huyết là sốt cao, giảm thân nhiệt, đau nhức cơ thể, nhịp tim, nhịp thở nhanh. Khi nhiễm trùng máu tiến triển nặng, người bệnh còn có thể xuất hiện thêm các biểu hiện như chóng mặt, hạ huyết áp, đổi màu da và mất nhận thức. Nhiễm trùng máu nếu không được kiểm soát tốt, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng sốc nhiễm trùng nghiêm trọng, suy đa tạng vì các cơ quan không nhận được đủ lượng máu cần thiết.

Tình trạng nhiễm trùng máu thường bắt nguồn từ các ổ nhiễm trùng trên cơ thể chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng bụng, nhiễm trùng da hay viêm phổi. Vi khuẩn, virus ở các cơ quan bộ phận này sẽ xâm nhập vào máu và gây nhiễm trùng huyết.

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai nhưng với các đối tượng như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai hay những bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu (HIV, ung thư máu, viêm gan, đái tháo đường…) thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Phương pháp chữa nhiễm trùng máu thường được dùng là sử dụng thuốc kháng sinh, truyền dịch và phẫu thuật. Tuy nhiên, dù đã được điều trị, bệnh vẫn có thể để lại biến chứng như hoại tử chi, tổn thương nội tạng. Vì thế, cách đối phó với tình trạng nhiễm trùng máu hiệu quả nhất vẫn là phòng tránh nó.

Các cách ngăn ngừa nhiễm trùng máu hiệu quả 1

Các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng máu 

Các cách ngăn ngừa nhiễm trùng máu hiệu quả

Nhiễm trùng máu có nguyên nhân từ nhiễm trùng nên cách ngăn ngừa hiệu quả nhất là hạn chế hiện tượng viêm nhiễm xảy ra.

Tiêm vaccine phòng nhiễm trùng máu đầy đủ

Bạn có thể tiêm vaccine để phòng các tình trạng nhiễm trùng thông thường và qua đó gián tiếp ngăn ngừa nhiễm trùng máu. Có một số loại vaccine sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn và virus, từ đó phòng tránh nhiễm trùng huyết chẳng hạn như vaccine cúm hay vaccine phế cầu khuẩn. 

Các cách ngăn ngừa nhiễm trùng máu hiệu quả 2

Tiêm vaccine phòng nhiễm trùng máu đầy đủ

Điều trị nhiễm trùng đúng cách

Nhiễm trùng máu có thể xuất phát từ các vết thương nhỏ trên da nên bạn cần chăm sóc các vết thương này thật cẩn thận. Bên cạnh việc giữ vệ sinh cho các vết thương hở, bạn cũng có thể dùng kem Hyalo4 Plus để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Với thành phần chính là muối natri của axit hyaluronic, sản phẩm được chỉ định dùng để kiểm soát những tổn thương trên da, tạo môi trường vô trùng nên hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở vết thương hở.

Ngoài ra, các tình trạng nhiễm trùng khác cũng có các dấu hiệu nhận biết. Chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau ở vùng lưng, chậu; nhiễm trùng ở bụng gây đau dạ dày. Khi nhận thấy các triệu chứng này, bạn phải điều trị ngay, tránh để tình trạng bệnh kéo dài và dẫn đến nhiễm trùng máu. Những bệnh nhiễm trùng nhỏ không được điều trị còn khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu, nhiễm trùng lan rộng, làm hình thành huyết khối và tổn thương nội tạng.

Các cách ngăn ngừa nhiễm trùng máu hiệu quả 3

Dùng kem Hyalo4 Plus để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng

Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nhiễm trùng máu có thể xảy ra do các nhiễm trùng nhỏ chưa được điều trị triệt để. Một số người cảm thấy các triệu chứng nhiễm trùng đã được cải thiện thì tự động ngưng dùng thuốc. Thực tế, vi khuẩn vẫn chưa được tiêu diệt hoàn toàn nên chúng vẫn có thể tái nhiễm trùng trở lại và trở nặng thành nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, nếu việc điều trị kháng sinh không hiệu quả do người bệnh bị kháng kháng sinh cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Nếu đã điều trị một thời gian nhưng tình trạng nhiễm trùng vẫn không thuyên giảm, bạn nên liên lạc với bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp hơn.

Sơ cứu vết thương đúng cách

Nhiều người cho rằng các vết cắt, trầy xước nhỏ trên da sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng thực tế chúng vẫn có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu. Vì vậy, bạn cần phải biết cách sơ cứu vết thương đúng cách (rửa sạch tay, cầm máu, làm sạch vết thương, thoa thuốc, băng bó…) để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Ngoài ra, bạn cũng cần giữ vệ sinh tay thật sạch sẽ, sử dụng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn mỗi khi thay băng vết thương, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi hay tiếp xúc trực tiếp với thú cưng hay đi ở ngoài về.

Các cách ngăn ngừa nhiễm trùng máu hiệu quả 4

Sơ cứu vết thương đúng cách để hạn chế nhiễm trùng

Nhiễm trùng máu là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể gây tử vong nhanh cho người bệnh. Dù được điều trị thì các biến chứng vẫn có nguy cơ xuất hiện rất cao. Vì vậy, hãy nắm chắc các cách phòng tránh nhiễm trùng trên đây để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như mọi người xung quanh bạn nhé!

Hoàng Trang

Nguồn tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm