Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các cách phân biệt bong gân và gãy xương chính xác

Ngày 26/10/2022
Kích thước chữ

Những tai nạn hay va chạm tạo ra những vết thương có thể là bong gân cũng có khi là gãy xương. Với các cách này sẽ giúp bạn phân biệt bong gân và gãy xương chính xác.

Gãy xương, bong gân đều là những chấn thương không mong muốn, nhưng thường hay gặp trong đời sống hàng ngày. Nhưng thường khiến người bệnh nhầm lẫn giữa hai loại thương tích này. Để có thể phân biết bong gân và gãy xương một cách chuẩn nhất mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.

Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu xem bong gân là gì? Gãy xương là gì?

Khái niệm về bong gân và gãy xương

Trong cuộc sống hàng ngày những hoạt động mạnh trong làm việc, thể thao hay không may gặp tai nạn. Đều có thể vô tình tạo ra những chấn thương như bong gân trong một lần leo núi bị trượt chân. Gãy xương khi gặp tai nạn đâm xe khi đi làm. 

Hai loại thương tích này đều đem đến những cảm giác đau buốt, không cử động được, sưng tấy,... nên thường gây ra nhầm lẫn. Nhưng về bản chất bong gân và gãy xương là hai vết thương hoàn toàn khác nhau.

Bong gân là gì?

Bong gân là tình trạng vết thương của bệnh nhân bị rách hoặc là giãn dây chằng và các sợi mô liên kết xương với nhau. Khi chịu tác động bởi một lực mạnh đột ngột từ bên ngoài vào. Những vị trí thường xảy ra bong gân là đầu gối, cổ tay, cổ chân. 

Có thể thấy những vị trí này đều có đặc điểm là vận động xoay dễ dàng, là vị trí của các đầu xương kết nối lại với nhau. Để phân biệt bong gân và gãy xương thì bạn cũng cần biết gãy xương là gì?

Tìm hiểu bong gân là gì?

Tìm hiểu bong gân là gì?

Gãy xương

Gãy xương chính là phần xương đã bị gãy tách rời nhau hoặc là rạn nứt do những lần tai nạn giao thông, làm việc nặng, thể thao, té ngã mạnh,... Phần xương đã phải chịu lực đập từ bên ngoài vào hay lực trống mạnh quá sức đều có thể dẫn tới gãy xương.

Những vị trí xương thường xuyên bắt gặp bị gãy là xương chân, xương tay, xương ức, xương sườn, cột sống, xương vai, xương cổ, xương đùi.

Gãy xương thì có hai dạng là:

  • Gãy xương kín: Xương bị gãy không lộ ra bên ngoài. Người bệnh chỉ cảm thấy đau buốt, sưng tấy, không cử động. Nên đây là nguyên nhân mà khó phân biệt bong gân và gãy xương khi chỉ nhìn ở bên ngoài vào.
  • Gãy xương hở: Lúc này phần xương bị gãy đã chọc thủng cơ và da. Nên hiện tượng bên ngoài nhìn thấy là chảy nhiều máu, đầu xương gãy. Trong trường hợp này chắc chắn sẽ không gây nhầm lẫn với bong gân.

Phân biệt bong gân và gãy xương

Một đặc điểm chung là nguyên nhân bị thương chính là đều do những ngoại lực bên ngoài đủ mạnh tác động vào phần xương bị gãy trước đó có thể là trực tiếp hoặc là gián tiếp nên bong gân và gãy xương sẽ mang những nét gần giống nhau. 

Vậy phân biệt bong gân và gãy xương như thế nào? 

Các cách phân biệt bong gân và gãy xương nhanh và chính xác.

Phân biệt bong gân và gãy xương như thế nào? 

Bong gân:

Một khi người bệnh bị bong gân sẽ cảm nhận được vết thương của mình với những biểu hiện là:

  • Vị trí bị thương bị sưng đỏ, ngày một to lên.
  • Hiện tượng đau buốt ngày càng rõ ràng hơn.
  • Bong gân sẽ xảy ra ở vị trí khớp như khớp tay, khớp gối, khớp chân.
  • Khớp lỏng lẻo và khó cử động được.

Gãy xương:

Người bệnh sẽ gặp phải những dấu hiệu như:

  • Vị trí gãy xương sưng lên, tím bầm, đau buốt.
  • Khi gãy nghe rõ tiếng rắc của xương.
  • Không thể cử động được.
  • Có thể nhìn thấy phần đầu xương chọc ra ngoài và chảy máu.

Với hai loại chấn thương không mong muốn này đều không làm tính mạng của bạn bị nguy kịch. Nhưng một khi không được điều trị cũng sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, uốn ván,... và với các trường hợp gãy xương nếu đâm vào cơ quan nội tạng bên trong cần phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Sơ cứu cho bệnh nhân gãy xương, bong gân

Trong thời gian chờ đợi cấp cứu để giúp cho tình trạng vết thương được tốt hơn thì các bạn cần biết những cách sơ cứu tối thiểu ngay tại chỗ. Sẽ giúp cho người bệnh giảm được cảm giác bị đau buốt, sưng tây. Đặc biệt là sẽ hạn chế được phạm vi ảnh hưởng của vết thương có thể gây ra.

  • Sát khuẩn vết thương: Để tránh bị nhiễm trùng bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vết thương. Nhất là đối với vết thương hở có thể bị nhiễm trùng bất cứ lúc nào.
  • Cố định: Phần xương và khớp sẽ được cố định tại một vị trí, không được bóp hay sờ nắn xương. Có thể lấy nẹp y tế nếu có không thì là những thanh gỗ, thanh kim loại thẳng để cố định phần xương bị gãy. Sau đó lấy dây buộc cố định lại, không nên buộc chặt quá sẽ khiến cho mạch máu không lưu thông được gây ra bầm tím.

Để biết rõ hơn các bạn có thể tham khảo cách sơ cứu khi bị gãy xương:

  • Nâng cao vết thương lên: Vị trí bị thương sẽ được nâng lên cao mức vừa phải để giúp máu có thể được lưu thông từ tim đến vết thương dễ dàng hơn, giảm hiện tượng sưng tấy.
  • Giảm đau: Lấy đá trong tủ lạnh cho vào khăn mềm rồi chườm vào vết thương. Có tác dụng giảm sưng và giảm đau hiệu quả. Và người nhà cần biết tới cách chăm sóc bệnh nhân bong gân khi bị sốt 

Giảm đau vết thương bằng cách chườm đá.

Giảm đau vết thương bằng cách chườm đá.

Những việc sơ cứu tại chỗ chỉ được dùng trong trường hợp bong gân hay rạn xương. Còn đối với những vết thương nặng chảy nhiều máu thì cần gọi ngay xe cấp cứu. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Có thể thấy ngoài phân biệt bong gân và gãy xương ra thì cách sơ cứu cho bệnh nhân khi bị thương cũng là điều hết sức cần thiết. 

Phòng ngừa bong gân và gãy xương hiệu quả

Đối với những tai nạn bất ngờ ập đến chúng ta khó có thể tránh được vết thương như gãy xương hoặc bong gân. Nhưng hạn chế rủi ro và giúp bảo vệ xương chắc khỏe hàng ngày thì các bạn cần áp dụng những cách ngay sau đây:

  • Chế độ dinh dưỡng nhiều canxi, vitamin D, collagen, kali, magie.
  • Thường xuyên tập thể dục hàng ngày giúp máu lưu thông tốt hơn, xương trở lên linh hoạt và dẻo dai hơn.
  • Khi tham gia những bộ môn thể thao mạnh như trượt patin, trượt tuyết,... Hoặc là làm những công việc bê vác nặng nhọc. Cần có những dụng cụ bảo hộ chắc chắn và an toàn cho các vị trí xương khớp dễ bị thương.
  • Đối với các vị trí trong nhà như sàn nhà tắm, nhà vệ sinh cần khô thoáng, nát gạch chống trơn để tránh bị té ngã. 

Như vậy bạn đã nắm được dấu hiệu để phân biệt bong gân và gãy xương. Ngoài ra các cách sơ cứu khi bị thương tại chỗ cùng như cách phòng tránh bị thương đều được chia sẻ chi tiết ở trên. Cuối cùng chúng tôi chúc các bạn nhanh hồi phục khi gặp những chấn thương không mong muốn.

Xem thêm:

Hải Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin