Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nguyên nhân và cách điều trị khi bị gãy xương ức

Ngày 20/10/2022
Kích thước chữ

Gãy xương ức xảy ra khi người ngực người bệnh bị va chạm mạnh. Nguyên nhân và cách điều trị cụ thể để giúp bệnh nhân nhanh hồi phục sức khỏe sẽ có ngay trong bài viết này.

Một khi xương ức bị gãy thì không chỉ xương bị ảnh hưởng. Kéo theo những tình huống nghiêm trọng nếu phổi, tim bị tổn thương, xuất huyết, bầm tím mô phổi,... Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân gãy xương ức và cách điều trị tốt nhất mời các bạn cùng theo dõi nội dung ngay dưới đây.

Gãy xương ức là gì?

Xương ức là phần xương ngay trước lồng ngực, phẳng và dài. Đây là bộ phận liên kết với các xương sườn nhờ vào phần sụn sườn. Xương ức có vai trò rất quan trọng để bảo vệ các cơ quan như tim, phổi và những mạch máu lớn trong lồng ngực. 

Một khi xương ức bị gãy sẽ khiến cho tim, phổi, xương sườn, mạch máu bị tổn thương nặng nề. Cuộc va chạm mạnh không chỉ khiến xương ức ngay cả xương sườn cũng gãy có thể chọc vào các cơ quan khác bên trong lồng ngực. Vậy nguyên nhân bị gãy xương ức là gì?

Tìm hiểu về xương ức.

Tìm hiểu về xương ức

Nguyên nhân gãy xương ức

Những nguyên nhân gây ra tình trạng xương ức bị gãy:

  • Do tai nạn lồng ngực của bệnh nhân bị tác động bởi một lực lớn hoặc là va đập mạnh vào vật cứng. Chủ yếu là do tai nạn giao thông là chiếm tỷ lệ cao nhất trong các ca gãy xương ức.
  • Bị ngã từ trên cao xuống.
  • Do chơi thể thao va chạm mạnh có thể dẫn đến gãy lồng ngực.
  • Bị loãng xương tỷ lệ gãy xương ức cũng cao hơn trong những lần va chạm với ngực.

Để có thể kết luận được xương ức bị gãy một cách chính xác cần tới những biểu hiện bên ngoài.

Gãy xương ức có những biểu hiện gì?

Trường hợp gãy xương lồng ngực sẽ gây ra những nguy hiểm cho các cơ quan quan trọng bên trong lồng ngực. Một khi có biểu hiện gãy xương như dưới đây cần đưa ngay tới cơ sở y tế uy tín để cấp cứu:

  • Vùng ngực thấy căng và đau nhức dữ dội.
  • Mỗi lần thở sẽ thấy đau ở lồng ngực và việc thở sẽ ngày càng khó khăn hơn, nhất là khi hít thở sâu.
  • Ngay cả khi cười lớn, ho lồng ngực cũng đau dữ dội.
  • Bệnh nhân khó có thể đứng thẳng như bình thường.
  • Mỗi khi cánh tay di chuyển hoặc nâng vật nặng đều thấy khó khăn, đau ở ngực.
  • Lồng ngực bị bầm tím, sưng tấy.

Những biểu hiện khi bị gãy xương ức.

Những biểu hiện khi bị gãy xương ức

Chẩn đoán bệnh nhân bị gãy xương ức

Để biết được xương ức của người bệnh bị gãy hay không? Độ nghiêm trọng ra sao? Thì cần đến cơ sở y tế lớn để tiến hành chụp X-quang. Nhất là đối với người bị tai nạn giao thông, trong khi làm việc ngực bị tổn thương nặng. 

Còn với những chấn thương từ thể thao hay do ngã có thể xem các triệu chứng gãy xương ức ở trên để biết mình bị hay không để đi khám ngay bác sĩ.

Gãy xương ức có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm một khi bị gãy xương ức chính là:

  • Rất dễ bị nhiễm trùng vùng ngực sau khi bị từ 8 tuần tới 12 tuần.
  • Chấn thương nặng khiến xương lồng ngực bị gãy có thể dẫn tới xuất huyết do trong lồng ngực chứa những động mạch lớn, tim phổi bị tổn thương,...
  • Những chấn thương tới lồng ngực khiến phổi, tim bị tụ máu, thâm tím. Sẽ gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể một khi xương ức không lành lại. 
  • Đối với tình trạng xương ức gãy dẫn tới đầu xương sườn bị gãy. Nên tay và xương lưng sẽ bị đau trong mỗi lần cử động. Các hoạt động thường ngày đều bị hạn chế rất nhiều.

Điều trị gãy xương ức 

Đối với mỗi mức độ chấn thương xương ức khác nhau sẽ có cách điều trị không giống nhau. Mục đích cuối cùng vẫn là để cho sức khỏe bệnh nhân nhanh hồi phục nhất. Sau khi chụp X-quang, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng sức khỏe hiện tại và đưa ra cách điều trị phù hợp.

Bệnh nhân bị gãy xương ức nhẹ

Những trường hợp bệnh nhân bị nhẹ gãy xương lồng ngực, các cơ quan khác không bị ảnh hưởng, xương sườn không có vấn đề gì. Thì ngực của người bệnh sẽ được băng bó cố định phần xương gãy.

Đồng thời uống thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau paracetamol, ibuprofen. Kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để nhanh hồi phục sức khỏe.

Bệnh nhân bị nặng

Đối với những tai nạn nghiêm trọng khiến xương ức bị gãy, xương sườn, phổi, tim, động mạch đều bị ảnh hưởng. Thì bắt buộc bác sĩ phải tiến hành cấp cứu để cố định phần xương bị gãy. Và điều trị những vết thương gây ra bên trong cơ thể.

Gãy xương ức sau bao lâu sẽ hồi phục?

Thời gian hồi phục nhanh hay chậm là do mức độ nghiêm trọng của từng bệnh nhân. Và tình trạng sức khỏe của người bệnh ví dụ như thanh niên chắc chắn sẽ có độ hồi phục nhanh hơn người lớn tuổi.

Thời gian cụ thể là ngoài 10 tuần các trường hợp nhẹ sẽ hồi phục. Còn đối với những bệnh nhân nặng sẽ hồi phục sau khoảng 3 tháng hoặc lâu hơn. 

Thời gian hồi phục của bệnh nhân bị gãy xương ức.

Thời gian hồi phục của bệnh nhân bị gãy xương ức

Bệnh nhân bị gãy xương ức cần chăm sóc như thế nào?

Đây là các thông tin rất cần thiết cho người thân của bệnh nhân. Để giúp cho phần xương gãy nhanh hồi phục lại trạng thái bình thường. Thì cần có chế độ dinh dưỡng cho người bị gãy xương một cách tốt nhất:

  • Cần uống thuốc theo đúng bác sĩ điều trị đã kê toa.
  • Có lịch khám lại cụ thể để kiểm tra mức độ hồi phục phần xương ức bị gãy.
  • Đối với những vận động của người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Nếu thấy cơ thể đang tiến triển tốt sẽ cần tới những hoạt động nhẹ nhàng để giúp quá trình phục hồi nhanh hơn. 
  • Chế độ dinh dưỡng đa dạng các chất dinh dưỡng. Tăng cường bổ sung những thực phần giàu canxi, sắt, vitamin D, B6, B12, phosphat, magie, kẽm,...
  • Không nên hút thuốc lá đối với bệnh nhân bị gãy xương ức gây ra chấn thương ở phổi.
  • Kiêng uống rượu, bia, nước uống có ga, cà phê, những đồ ăn sẵn nhiều đường,...
  • Hạn chế đồ ăn có nhiều dầu mỡ động vật.

Với những thông tin chi tiết nhất về gãy xương ức gồm có nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị sẽ giúp cho bạn có được các kiến thức cần thiết. Đặc biệt khi chính bạn hay là người nhà mình bị gãy xương lồng ngực. Và không quên cách chăm sóc cho bệnh nhân một cách khoa học để nhanh hồi phục nhé! Nhà thuốc Long Châu kính chúc mọi người luôn có một sức khỏe thật tốt.

Xem thêm:

Hải Yến

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin