Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các cách trị tróc da đầu ngón tay an toàn và hiệu quả tại nhà

Ngày 27/09/2022
Kích thước chữ

Tróc da đầu ngón tay là tình trạng phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Tróc da có thể do tiếp xúc với các hóa chất, thời tiết, cơ địa hoặc một số bệnh bệnh lý. Vậy có những cách trị tróc da đầu ngón tay nào?

Để tìm hiểu những cách trị tróc da đầu ngón tay an toàn và hiệu quả tại nhà, các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé.

Nguyên nhân gây ra tróc da đầu ngón tay

Tróc da đầu ngón tay là hiện tượng da ở đầu ngón tay bị bong tróc, nứt nẻ hoặc thậm chí mất vân tay và chảy máu. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh hoặc do chăm sóc da tay không đúng cách. Mặc dù nó không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ nhưng tróc da đầu ngón tay lại ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khiến cho mọi người thiếu tự tin.

Các cách trị tróc da đầu ngón tay an toàn và hiệu quả tại nhà 1 Có rất nhiều nguyên nhân gây tróc da đầu ngón tay

Tróc da đầu ngón tay do chăm sóc sai cách

Da bị khô: Trong giai đoạn mùa thu đông, khi khí hậu hanh khô, mọi người thường xuyên phải tiếp xúc nước nóng và các thành phần hóa học quá, từ đó gây khô da. Da bị khô không chỉ làm tróc da đầu ngón tay mà còn có thể gây ra các biểu hiện khác như ngứa, nứt nẻ và thay đổi màu sắc.

Rửa tay quá nhiều: Những người có thói quen rửa tay quá nhiều hoặc làm việc trong điều kiện phải rửa tay thường xuyên có thể dẫn đến nứt, tróc da đầu ngón tay. 

Bong tróc da tay do tiếp xúc với các hóa chất: Một số hóa chất trong các mỹ phẩm làm đẹp, dầu gội, nước hoa hoặc nước rửa bát có thể làm kích ứng da, dẫn đến tình trạng tróc da ở đầu ngón tay. 

Tay tiếp xúc với ánh sáng mặt trời: Việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời có thể sẽ khiến da bị cháy nắng, ửng đỏ, sau đó bị bong tróc sau vài ngày. Tình trạng này có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để khôi phục làn da ban đầu. 

Thói quen mút ngón tay: Thói quen này thường gặp ở trẻ em. Nó không chỉ làm tróc da đầu ngón tay mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm trùng.

Các cách trị tróc da đầu ngón tay an toàn và hiệu quả tại nhà 2 Các hóa chất có khiến da đầu ngón tay dễ bị bong tróc

Một số bệnh lý gây bong tróc da đầu ngón tay

Nấm da tay: Khi bị nhiễm nấm, đầu ngón tay bị bong tróc da, thường kèm theo ngứa ngáy khó chịu và xuất hiện viền đỏ xung quanh vị trí bong da. Nấm da tay không thể tự khỏi nên cần đi khám và điều trị bằng thuốc. 

Tróc da đầu ngón tay do thiếu hoặc thừa vitamin: Khi cơ thể bị thiếu vitamin B3 có thể gây bệnh pellagra, dẫn đến viêm da, tiêu chảy và suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, trong trường hợp thừa vitamin A, da cũng có thể bị kích ứng gây ngứa, bong tróc. 

Bệnh chàm: Bệnh chàm là tình trạng viêm da cơ địa, có thể khiến da đầu ngón tay bị bong tróc. Bệnh thường liên quan tới yếu tố di truyền, những người mắc bệnh chàm có thể bị dị ứng với thức ăn hoặc thuốc. Ngoài dấu hiệu bong da, mọi người có thể thấy mụn nổi trên da ngón tay gây ngứa ngáy.

Bệnh vảy nến: Vảy nến là bệnh gây ra do yếu tố tự miễn. Bệnh thường xuất hiện ở những điểm tỳ đè và nặng hơn nếu da bị khô, gây ra nhiều mảng da bong tróc và ngứa.

Tróc da đầu ngón tay do bệnh exfoliative keratolysis: Bệnh exfoliative keratolysis là bệnh tróc tế bào da và sừng ở bàn tay. Bệnh này thường xảy ra ở những tháng có nhiệt độ cao, gây ra mụn nước và làm tróc da, nứt nẻ đầu ngón tay.

Bệnh kawasaki: Đây là một tình trạng hiếm gặp và nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi. Triệu chứng đặc trưng trong giai đoạn đầu là sốt cao kéo dài, lưỡi đỏ. Đầu ngón tay bị tróc da là dấu hiệu ở giai đoạn thứ hai. Trong giai đoạn thứ ba, lòng bàn tay và bàn chân thường bị đỏ và sưng lên. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho tim mạch. 

Các cách trị tróc da đầu ngón tay an toàn và hiệu quả tại nhà 3 Nấm là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tróc da đầu ngón tay

Các cách trị tróc da đầu ngón tay tại nhà

Một số thảo dược có thể giúp làm mềm da tay và khắc phục tình trạng bong tróc:

  • Nha đam: Dùng gel của nha đam tươi bôi trực tiếp lên vùng da bị kích ứng hai lần một ngày, sau đó đợi tới khi khô. Cách làm này có thể giúp giảm nhẹ tình trạng tróc da đầu ngón tay. 
  • Dầu dừa: Ngoài tác dụng giữ ẩm, dầu dừa còn có tác dụng chống viêm nên có thể được dùng để điều trị da khô, nứt nẻ và bong tróc tương đối hiệu quả. Nên bôi dầu dừa lên vùng da bị bong tróc hai lần một ngày để bệnh nhanh khỏi. Nếu không dầu dừa mọi người có thể sử dụng các loại dầu khác như dầu ô liu, dầu thầu dầu, dầu hạnh nhân...
  • Mật ong: Mật ong cũng là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt để điều trị da khô. Bôi mật ong lên các vị trí bị tróc da và giữ nguyên trong nửa giờ, da ngón tay sẽ trở nên mềm mại, hạn chế bong tróc.
Các cách trị tróc da đầu ngón tay an toàn và hiệu quả tại nhà 4 Có thể điều trị tróc da đầu ngón tay bằng dầu dừa

Ngoài ra, có thể sử dụng một số các biện pháp sau để cải thiện tình trạng tróc da đầu ngón tay:

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Cung cấp nước cho cơ thể là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng khô và bong tróc da tay.
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất: Quá thừa hoặc quá thiếu chất đều gây ra các vấn đề về da. Vì vậy, hãy xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ các dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa và các loại trái cây, rau củ… để có được làn da và cơ thể của bạn khỏe mạnh hơn.
  • Đeo găng tay khi tiếp xúc với nước và hóa chất: Khi dọn dẹp, rửa bát với các chất hóa học mạnh, mọi người nên đeo găng tay để bảo vệ làn da. Bên cạnh đó, nếu không cần thiết thì hãy hạn chế tiếp xúc với nước nóng thường xuyên để da không bị khô.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Nếu các loại thảo dược không thể điều trị được tróc da đầu ngón tay, mọi người có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm da an toàn trên thị trường. 
  • Bảo vệ da tay khỏi ánh nắng mặt trời: Thường xuyên sử dụng kem chống nắng mỗi ngày và các vật dụng che chắn khi đi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời. 
  • Vệ sinh chân tay sạch sẽ để tránh được tình trạng bong tróc và nhiễm trùng.

Tróc da đầu ngón tay có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt, nếu tình trạng này gây ra bởi các bệnh lý, mọi người cần phải đi khám để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, chăm sóc da tay mỗi ngày để phòng tránh tình trạng bong da tay xuất hiện và tái phát.

Hy vọng bài viết đã giúp các bạn có thêm được một số cách trị tróc da đầu ngón tay an toàn và hiệu quả tại nhà. Chúc mọi người luôn có sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi các bài viết khác của Nhà Thuốc Long Châu để cập nhập thêm kiến thức nhé.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin