Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bóng đá là môn thể thao được hàng triệu người yêu thích và cũng là môn đòi hỏi người chơi phải có kỹ thuật cao, sức khỏe dẻo dai, tập luyện dưới cường độ cao thường xuyên mỗi ngày. Tuy được trang bị đầy đủ kỹ thuật nhưng trên sân cỏ không thể tránh khỏi được các va chạm vô ý cũng như cố ý giữa các cầu thủ nên việc xảy ra các chấn thương là điều khó tránh trong bộ môn thể thao vua này.
Theo các thống kê thì bóng đá là môn mà có tỷ lệ chấn thương cao nhất trong tất cả các bộ môn thể thao. Do đó, việc tìm hiểu các chấn thương cũng như cách phòng tránh là việc hết sức cần thiết.
Có khá nhiều chấn thương trong bóng đá như trật khớp, bong gân, chấn thương đầu gối, thoát vị đĩa đệm,... cụ thể như sau:
Bong gân cổ chân:
Một trong những chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá, là tình trạng bị tổn thương dây chằng do vận động mạnh, sai cách hoặc va chạm giữa các cầu thủ với nhau. Khi bị bong gân cổ chân sẽ xuất hiện triệu chứng sưng viêm, đau nhức, bầm chỗ vết thương. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà có thể tới bệnh viện hoặc điều trị tại nhà.
Rách sụn chêm:
Trong quá trình thi đấu thì đầu gối là bộ phận phải co giãn, hoạt động với công sức tối đa nên khả năng hai miếng sụn chêm ở hai đầu gối phải chịu sự tác động mạnh làm rách sụn chêm. Vị trí chấn thương chỗ này dễ bị tái phát khi cầu thủ chơi quá sức hoặc sai kỹ thuật nên thường sau các điều trị sụn chêm thì cầu thủ phải thực hiện điều trị 5-7 tuần vật lý trị liệu mới có thể phục hồi hoàn toàn.
Bong gân là một trong những chấn thương phổ biến trong bóng đá
Trật khớp vai:
Chấn thương này xảy ra do cầu thủ bị ngã, va đập mạnh, đột ngột. Khớp bị tổn thương và sai lệch, sẽ xuất hiện các triệu chứng sưng, đau, khó khăn trong cử động.
Nứt hay rạn xương:
Khi xảy ra va đập mạnh có thể khiến nứt xương gây đau đớn tột độ cho cầu thủ, vị trí ở xương bàn chân và xương bánh chè là hai vị trí xảy ra rạn, nứt xương nhiều nhất.
Rạn nứt xương bàn chân rất hay gặp trong bộ môn bóng đá
Đau thắt lưng cột sống:
Đốt sống lưng bị sai lệch do xoay người mạnh, đột ngột khiến cho đĩa đệm bị áp lực lớn và chèn ép rễ thần kinh gây chấn thương cột sống làm ảnh hưởng đến khả năng thi đấu của cầu thủ vào những lần sau. Đây được xếp vào chấn thương khá nguy hiểm trong bộ môn bóng đá.
Chấn thương thoát vị:
Bóng đá là bộ môn thể thao yêu cầu người chơi phải di chuyển liên tục, đỡ, cản, phá bóng và có khá nhiều pha phải xoay nhiều đột ngột dẫn đến chấn thương khớp háng và chứng thoát vị. Khi bị chấn thương này sẽ làm cho cầu thủ khó khăn khi di chuyển và gây đau đớn dữ dội và thời gian điều trị cũng khá lâu làm ảnh hưởng đến các cuộc thi đấu sau.
Chấn thương cơ đùi sau:
Chấn thương này xảy ra do nhóm cơ gân kheo chịu một lực quá mạnh và đột ngột gây đứt, rách khiến chấn thương đùi sau, khi bị chấn thương này sẽ xuất hiện dấu hiệu đau đớn khó vận động, nguy hiểm hơn có thể gây suy yếu, hạn chế sự vận động của cầu thủ sau này.
Giãn dây chằng đầu gối:
Trong bóng đá di chuyển rất nhiều, thường xuyên xoay, chuyển hướng đột ngột, sẽ xuất hiện các cơn đau, viêm và sưng to khiến khớp gối lỏng lẻo, dây chằng khớp gối bị giãn ra, hay bị chấn thương dây chằng chéo trước nhiều hơn.
Viêm cân gan chân:
Trong bóng đá, các vận động viên liên tục và xuyên suốt trận đấu phải chạy, nhảy, đánh đầu dẫn đến áp lực của cơ thể gây ra cho cân gan chân rất lớn làm tổn thương, phải điều trị sớm và đúng cách nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng thi đấu sau này của cầu thủ.
Viêm gân gót chân (A-sin):
Trong quá trình chơi bóng, gót chân sẽ chịu một lực rất lớn làm vùng gót chân bị tổn thương, cần phải điều trị sớm để không bị các biến chứng về sau này như khó khăn khi di chuyển, nứt, rách gót chân, hoặc đứt gân gót chân. Chấn thương gót chân khá nguy hiểm cần phải điều trị đúng cách và sớm nhất có thể.
Viêm gân gót chân tốn khá nhiều thời gian điều trị
Khi gặp phải các chấn thương không quá nghiêm trọng thì trước tiên bạn cần phải thực hiện sơ cứu đúng cách đối với những trường hợp bong gân, trật khớp. Riêng đối với những chấn thương nặng kèm các dấu hiệu như sốt cao, đau đớn, khó cử động thì cần phải đến bệnh viện ngay lập tức.
Chườm lạnh trong vòng 30 phút mỗi ngày giúp hạn chế các cơn đau
Có khá nhiều trường hợp chấn thương trong bóng đá, có những trường hợp chỉ cần nghỉ ngơi, băng bó chườm lạnh nhưng có nhiều trường hợp phải cần sự giúp đỡ của các bác sĩ và nhiều lần điều trị gây đau đớn, tổn thương về sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến lịch thi đấu của các trận kế tiếp, giảm khả năng vận động sau này. Hy vọng qua bài viết này các bạn có cái nhìn tổng thể về các chấn thương trong bóng đá cũng như phải trang bị đầy đủ kiến thức để tránh các chấn thương.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.