Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Các chủng sốt xuất huyết và biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Ngày 26/08/2024
Kích thước chữ

Sốt xuất huyết là một bệnh lý truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Các chủng sốt xuất huyết Dengue bao gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc về các chủng sốt xuất huyết, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa bệnh.

Hiện nay, có 4 chủng sốt xuất huyết lưu hành, bao gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Vậy chủng sốt xuất huyết nào nguy hiểm nhất? Triệu chứng của xuất sốt huyết như thế nào? Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp các vấn đề này và chia sẻ những thông tin liên quan đến các chủng sốt xuất huyết trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu về các chủng sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Dengue và lây lan bởi loài muỗi cái Aedes Aegypti. Hiện nay, các chủng sốt xuất huyết có huyết thanh tương tự nhau nhưng lại khác nhau về kháng nguyên. Các chủng sốt xuất huyết bao gồm:

  • DEN-1;
  • DEN-2;
  • DEN-3;
  • DEN-4.

Theo các chuyên gia, ở Việt Nam đang lưu hành cả 4 chủng virus sốt xuất huyết. Tuy nhiên, DEN-1 và DEN-2 là chủng virus phổ biến nhất ở nước ta, 2 chủng này luôn thay đổi nhau gây ra dịch bệnh sốt xuất huyết hàng năm.

Theo Cục Y tế Dự phòng thuộc Bộ Y tế cho biết, bất kỳ ai ở bất kỳ vùng miền nào cũng có thể mắc phải bệnh sốt xuất huyết. Bệnh lý truyền nhiễm này lưu hành quanh năm do sự sinh trưởng mạnh mẽ của muỗi Aedes, đặc biệt trong điều kiện thích hợp thì loài muỗi này có thể sống tới 3 tháng và có thể đẻ ra từ 100 - 200 trứng/lần.

Vì virus Dengue có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4 nên một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết 4 lần trong đời. Sau khi nhiễm phải một chủng virus Dengue và hồi phục, cơ thể bạn sẽ có miễn dịch suốt đời đối với chủng đó, tuy nhiên, bạn vẫn có thể mắc phải các chung virus còn lại với triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn do ảnh hưởng của miễn dịch chéo.

Các chủng sốt xuất huyết và biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả 1
Virus gây bệnh sốt xuất huyết gồm có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4

Chủng sốt xuất huyết nào nguy hiểm nhất?

Đối với loại virus gây ra bệnh sốt xuất huyết, giới y học hiện nay vẫn chưa khẳng được chủng nào trong các chủng sốt xuất huyết là nguy hiểm nhất. Tuy vậy, theo quan sát lâm sàng trên người bệnh, chủng DEN-2 được cho là có động lực cao nhất trong các chủng sốt xuất huyết, bởi chủng này có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng sốc phản vệ hoặc tổn thương nội tạng.

Sau chủng DEN-2, DEN-3 cũng nằm trong nhóm virus gây bệnh nguy hiểm và cần được theo dõi sát sao. Trong khi đó, chủng virus DEN-1 và DEN-4 thường chỉ gặp ở bệnh nhân thể nhẹ, điều trị dễ dàng và ít gây ra biến chứng.

Bên cạnh chủng virus gây bệnh, một số yếu tố liên quan như thừa cân, béo phì, bệnh lý nền, mang thai hoặc không phát hiện sớm và xử trí kịp thời cũng có thể khiến bệnh sốt xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, thể trạng của mỗi người bệnh khác nhau cũng khiến bệnh tiến triển ở những mức độ khác nhau. Vậy triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết là gì?

Các chủng sốt xuất huyết và biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả 2
DEN-2 là một trong các chủng sốt xuất huyết có động lực cao nhất

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Muỗi Aedes sau khi hút máu của người có chứa virus Dengue sẽ bước vào thời kỳ ủ bệnh từ 10 - 12 ngày. Virus Dengue bắt đầu quá trình nhân lên trong tuyến nước bọt của muỗi, tiếp đó sẽ bước vào giai đoạn lây nhiễm bệnh cho con người thông qua các vết đốt.

Ở một người khoẻ mạnh khi bị muỗi Aedes có mang mầm bệnh đốt thường sẽ ủ bệnh trong 4 - 10 ngày. Sau đó, các biểu hiện tương tự như bệnh cúm sẽ xuất hiện và kéo dài từ 2 - 7 ngày. Lúc này, người bệnh có thể sốt cao từ 39 - 40 độ C, đồng thời kèm theo một số triệu chứng sau:

  • Đau nhức đầu;
  • Nhức hốc mắt;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Hạch bạch huyết bị sưng;
  • Đau mỏi cơ - xương - khớp;
  • Phát ban.

Ở thể bệnh nặng, sau khi phát bệnh (từ 3 - 7 ngày), người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như:

  • Đau bụng cấp;
  • Chảy máu chân răng;
  • Xuất huyết dưới da;
  • Nôn ói dai dẳng;
  • Nôn ra máu;
  • Thở gấp;
  • Mệt mỏi.

Lúc này, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời, đồng thời phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm như ứ dịch, suy hô hấp, xuất huyết nghiêm trọng, suy đa tạng… Tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Các chủng sốt xuất huyết và biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả 3
Sốt cao trên 39 độ C là triệu chứng điểm hình của bệnh sốt xuất huyết

Làm gì khi nghi ngờ mắc phải các chủng sốt xuất huyết?

Điều đầu tiên cần làm khi nghi ngờ mắc phải một trong các chủng sốt xuất huyết là người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám, xét nghiệm và được chẩn đoán chính xác chủng virus gây bệnh. Người bệnh không nên chủ quan và tự ý sử dụng thuốc điều trị tại nhà, bởi điều này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

  • Nếu người bệnh sử dụng thuốc Aspirin hoặc Ibuprofen để hạ sốt hay giảm đau có thể làm tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn đến loét dạ dày - tá tràng và xuất huyết dạ dày. Do đó, người bệnh không được sử dụng 2 loại thuốc này.
  • Người bệnh không được sử dụng các loại thuốc giảm đau - hạ sốt thuộc nhóm giảm đau - chống viêm không chứa steroid như Diclofenac, Naproxen…
  • Người bệnh không nên sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi vì nhóm thuốc này không có tác dụng tiêu diệt virus.
  • Tuyệt đối không được cạo gió để tránh gây tổn thương cho cơ, gây giãn mạch và nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
  • Người bị sốt xuất huyết cần được nghỉ ngơi đầy đủ, thực hiện cách ly nhằm tránh lây nhiễm chéo cho các thành viên khác trong gia đình.
  • Người bệnh nên uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.

Nói chung, khi xâm nhập vào cơ thể, các chủng sốt xuất huyết sẽ làm khởi phát bệnh nên người bệnh cần được tư vấn và theo dõi điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.

Các chủng sốt xuất huyết và biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả 4
Bạn cần đến bệnh viện để thăm khám và điều trị nếu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết

Biện pháp phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết có thể lưu hành ở thành thị, nông thôn, đặc biệt là ở những khu vực có nước đọng, ẩm ướt. Hơn nữa, hiện nay vẫn chưa phát minh ra vắc xin phòng ngừa sốt xuất huyết nên mỗi người dân cần chủ động phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết bằng cách:

  • Thường vệ sinh chậu hoa, bình cắm hoa hoặc bể cá. Nếu không sử dụng các đồ vật này thì cầm rửa sạch và úp ngược cho khô ráo.
  • Nếu nuôi thú cưng, bạn cần thay nước và dọn dẹp nơi ở của chúng hàng ngày.
  • Cần thu dọn và tiêu huỷ các loại phế thải xung quanh nhà như chai lọ, vỏ dừa, mảnh lu vỡ…
  • Thực hiện dọn dẹp cống rãnh và thoát nước định kỳ.
  • Mặc quần áo dài tay để tránh bị muỗi đốt.
  • Mắc màn khi ngủ, bao gồm cả ban ngày và ban đêm.
  • Sử dụng kem đuổi muỗi, vợt điện đuổi muỗi và thuốc xịt đuổi côn trùng.
  • Không làm việc, học tập hay vui chơi ở những khu vực rậm rạp, ẩm thấp.
  • Cần cách ly người bị sốt xuất huyết để hạn chế nguy cơ lây nhiễm và truyền bệnh thông qua đường muỗi đốt.

Tóm lại, hiện nay có 4 chủng virus sốt xuất huyết, gồm có DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Các chủng sốt xuất huyết này đều lưu hành tại Việt Nam, trong đó phổ biến nhất là DEN-1 và DEN-2. Trong các chủng sốt xuất huyết, DEN-2 là chủng có độc lực cao nhất và có thể dẫn đến sốc hoặc tổn thương tạng ở những bệnh nhân không được điều trị kịp thời.

Xem thêm: Mách bạn cách giảm ngứa khi bị sốt xuất huyết

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin