Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi bước vào thời điểm giao mùa cũng chính là lúc nhiều dịch bệnh xuất hiện, trong đó có bệnh sốt xuất huyết. Đặc biệt, bệnh thường bùng phát vào mùa mưa, nơi có môi trường vệ sinh kém, ẩm thấp, ao tù nước đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và truyền bệnh cho người. Vậy cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiện quả là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến ở nước ta. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa và có nguy cơ cao bùng phát thành dịch bệnh. Những triệu chứng của sốt xuất huyết dễ bị nhầm lẫn với những bệnh cảm cúm thông thường, dẫn đến việc lơ là trong điều trị, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để có thể ngăn ngừa những tình huống không mong muốn xảy ra, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.
Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính và nguy hiểm, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là “thế kỷ 21 là thế kỷ phòng chống bệnh sốt xuất huyết”. Tác nhân trực tiếp gây bệnh là virus Dengue, lây truyền gián tiếp thông qua muỗi vằn (Aedes aegypti).
Virus Dengue được chia thành 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Khi bị muỗi vằn mang virus gây bệnh chích phải, cơ thể người bệnh sẽ tạo miễn dịch suốt đời với chủng virus đó, tuy nhiên vẫn có khả năng nhiễm các chủng virus khác. Chính vì thế, mỗi người đều có khả năng mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời bởi nhiều chủng virus khác nhau.
Bệnh có thể diễn ra quanh năm và thường tăng cao vào mùa mưa. Bất kỳ ai cũng có khả năng mắc bệnh kể cả trẻ em và người lớn. Triệu chứng nổi bật của sốt xuất huyết Dengue là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương. Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu mà không có biện pháp hỗ trợ có thể dẫn đến tình trạng sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy đa tạng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh sốt xuất huyết, hướng điều trị bệnh này chỉ là điều trị triệu chứng như hạ sốt, truyền dịch, chống sốc tích cực. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau một tuần.
Bệnh sốt xuất huyết Dengue thường khởi phát đột ngột, diễn tiến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng với những biểu hiện lâm sàng đa dạng. Người ta chia diễn tiến của bệnh thành 3 giai đoạn
Ở giai đoạn đầu thường kéo dài khoảng 1 - 3 ngày đầu. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt cao liên tục và đột ngột, mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, đau ở hai hố mắt, da có hiệu tượng xung huyết, có chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam…
Khi làm xét nghiệm máu, kết quả sẽ thấy lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm và dung tích hồng cầu bình thường.
Thường diễn ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 kể từ ngày phát bệnh, người bệnh có thể vẫn còn sốt hoặc tình trạng sốt đã giảm. Trong giai đoạn này có thể sẽ xuất hiện tình trạng thoát mạch do tăng tính thấm thành mạch với những biểu hiện như tràn dịch màng phổi, màng bụng, mô kẽ, nề ở mi mắt, gan to và có thể gây đau. Thời gian diễn ra tình trạng này thường kéo dài từ 24 - 48 giờ.
Nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với những triệu chứng như mệt vật vã, bứt rứt, li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh và yếu, tiểu ít, huyết áp kẹt (là tình trạng hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu dưới 20 mmHg), huyết áp giảm thậm chí không thể đo được huyết áp.
Lúc này có thể xuất hiện các nốt xuất huyết rải rác ở mặt trong của hai cánh tay, đùi, mặt trước của hai cẳng chân, mạng sườn hoặc các mảng bầm tím. Đôi khi sẽ có xuất huyết niêm mạc như chảy máu mũi, lợi hay tiểu ra máu. Đối với các bạn nữ, kinh nguyệt có thể bị rối loạn kéo dài hơn hoặc đến sớm hơn so với bình thường. Trong những trường hợp nặng có thể bị xuất huyết nội tạng như xuất huyết tiêu hoá, phổi hoặc thậm chí là não.
Khi làm xét nghiệm, chỉ số hematocrit lúc này sẽ tăng so với giá trình bình thường ban đầu, tiểu cầu giảm nhiều (dưới 100 G/L), men gan AST, ALT thường tăng, siêu âm hoặc X-quang có thể phát hiện tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng. Đối với trường hợp nặng có thể bị rối loạn đông máu.
Sau giai đoạn nguy hiểm từ 24 - 48 giờ là giai đoạn hồi phục, giai đoạn này kéo dài từ 48 - 72 giờ. Lúc này cơ thể sẽ có hiện tượng tái hấp thu dịch từ mô kẽ vào trong lòng mạch, người bệnh đã hết sốt, trạng thái dần tốt lên, bắt đầu thèm ăn, ổn động về huyết động và tiểu nhiều hơn. Nhịp tim lúc này có thể chậm và có sự thay đổi về điện tâm đồ.
Các chỉ số hematocrit trở về bình thường hoặc có thể sẽ hơi thấp do máu đang được pha loãng; số lượng bạch cầu tăng lên khá sớm, thường là sau giai đoạn hạ sốt; lượng tiểu cầu cũng dần trở về bình thường. Lưu ý trong giai đoạn này không nên truyền dịch quá nhiều vì có thể gây ra phù phổi hoặc suy tim.
Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể diễn tiến nhanh chóng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để tránh những tác động không mong muốn, chúng ta cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Dưới đây là một số cách phòng bệnh:
Sốt xuất huyết là bệnh phổ biến, ai cũng có khả năng mắc phải. Việc bổ sung kiến thức về sốt xuất huyết, đặc biệt là cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả góp phần bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân mình và người thân xung quanh, giảm gánh nặng đối với ngành y tế.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.