Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ung thư xương là căn bệnh nguy hiểm với trẻ nhỏ tuy nhiên các dấu hiệu của bệnh lại rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Điều này vô tình khiến bệnh của trẻ nặng lên và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy các dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em là gì?
Ung thư xương chỉ chiếm 3% tổng số các bệnh ung thư xương ở trẻ, tuy ít gặp nhưng bệnh rất nguy hiểm và ảnh hưởng nhiều đến trẻ. Vì thế cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.
Ung thư xương là tình trạng các tế bào phát triển một cách bất thường hình thành nên khối u hoặc khối mô ác tính trong xương và có thể lan sang các bộ phận khác. Ung thư xương là loại ung thư liên kết từ 3 loại tế bào bao gồm tế bào tạo sụn, tế bào tạo xương và tế bào liên kết của mô xương.
Ung thư xương có thể chia thành 2 loại là ung thư nguyên phát và ung thư thứ phát. Nguyên phát là tình trạng khối u hình thành trực tiếp trong xương hoặc các mô xung quanh chỉ chiếm 1% các loại bệnh ung thư và hay gặp ở trẻ em, người trẻ tuổi. Còn ung thư xương thứ phát là tình trạng lây lan hoặc di căn từ bộ phận khác đến xương và thường phổ biến hơn so với ung thư xương nguyên phát.
Thuật ngữ "ung thư xương" sẽ không bao gồm các bệnh di căn đến xương mà chỉ nói đến tình trạng nguyên phát, các trường hợp di căn sẽ được gọi theo tên nơi bắt đầu ví dụ như ung thư phổi di căn xương hay ung thư gan di căn xương...
Dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em thường không đặc hiệu nên cha mẹ thường dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Việc phát hiện sớm tình trạng ung thư xương của trẻ rất quan trọng vì nếu không điều trị kịp thời các tế bào ung thư có thể di căn sang các cơ quan khác ngoài xương như phổi, gan,... từ đó làm suy giảm chức năng cơ thể và ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ.
Một số dấu hiệu nghi ngờ ung thư xương ở trẻ như sau:
Đây là dấu hiệu phổ biến và thường gặp nhiều ở các bệnh lý xương khớp khác hoặc hay bị nhầm với tình trạng xương phát triển ở tuổi dậy thì.
Đặc điểm đau ở bệnh nhân bị ung thư xương đó chính là đau từ từ và tăng dần. Ban đầu cơn đau thường nhẹ, ngắt quãng đến khi bệnh tiến triển nặng cơn đau xuất hiện thường xuyên, liên tục và trẻ sẽ kêu la vì cảm thấy đau nhức.
Khi nghỉ ngơi vào ban đêm cơn đau không thuyên giảm và khiến trẻ mất ngủ, còn khi trẻ hoạt động thì cơn đau sẽ dữ dội hơn.
Các khối u ác tính sẽ tác động vào phần khớp xương gần đó nhất, theo thời gian thì các khớp khi hoạt động sẽ gặp khó khăn, làm giảm khả năng vận động.
Nếu khối u nằm gần xương sống thì các dây chằng sẽ phải chịu một áp lực lớn, dần dần sự linh hoạt của các chi sẽ giảm đi.
Khi bị ung thư xương các khối u sẽ làm biến dạng và mất cấu trúc xương, chúng lan sang các mô tổ chức xung quanh khiến vùng da gần xương sưng đỏ, nổi u.
Bạn có thể sờ nắn và cảm nhận được sự căng, nóng hoặc mềm khi khối u phát triển đến một mức nhất định. Tuy nhiên tùy từng trường hợp mà có thể sờ thấy hoặc không, đối với các khối u nằm sâu trong mô thịt thì rất khó để phát hiện.
Trẻ dễ gặp tình trạng gãy xương chỉ cần ngã nhẹ, tuy nhiên nhiều người chủ quan và cho rằng đó là hiện tượng bình thường khi trẻ chơi đùa mà không biết đây là một trong những dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em.
Xương sẽ bị các tế bào ung thư phá hủy và làm suy yếu chức năng, khi cấu trúc không còn vững, khả năng chống chịu ngoại lực giảm thì xương có thể gãy hoặc bị biến dạng chỉ với một tác động nhẹ. Vì thế nên trẻ thường bị gãy xương và thời gian lành cũng kéo dài hơn bình thường.
Một số những dấu hiệu khác nghi ngờ trẻ bị ung thư xương như các dấu hiệu cận u: Mệt mỏi, sốt, sút cân nhanh chóng, ra mồ hôi trộm,...
Vì những triệu chứng trên không hề đặc hiệu cho ung thư xương mà có thể nhầm với các vấn đề khác khiến nhiều người còn chủ quan. Chính vì thế khi nghi ngờ tình trạng ung thư xương ở trẻ em cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở chuyên khoa ung bướu để chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
Vì các triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn nên việc sử dụng các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để sàng lọc và chẩn đoán là cần thiết.
Đánh giá xem trẻ có bị ung thư xương hay không thì sẽ bắt đầu bằng việc kiểm tra kỹ tiền sử, bệnh sử, khám bệnh và cận lâm sàng. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có những chỉ định cận lâm sàng phù hợp như:
Không giống như các bệnh lý xương khớp khác chỉ điều trị triệu chứng, ung thư xương phải được điều trị tích cực ngay từ đầu. Các phương pháp điều trị được dùng hiện nay là:
Ung thư là bệnh mạn tính, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh đặc biệt là trẻ em. Nhà thuốc Long Châu hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc về dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em, khi có nghi ngờ gia đình đưa trẻ đi khám để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...