Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Các giai đoạn bệnh Alzheimer và cách nhận biết

Ngày 24/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh Alzheimer thường nặng hơn theo thời gian. Điều cần lưu ý là các giai đoạn bệnh Alzheimer được đưa ra dưới đây chỉ là tình trạng tổng quát và các triệu chứng có thể rất khác nhau. Không phải tất cả mọi người đều có các triệu chứng hoặc tiến triển với tốc độ giống nhau.

Bệnh Alzheimer là một bệnh lý không phải triệu chứng do lão hoá tự nhiên. Bệnh gây ra những thay đổi bất thường trong não ảnh hưởng đến trí nhớ và các khả năng nhận thức khác. Giảm trí nhớ là dấu hiệu phổ biến đầu tiên. Khi bệnh tiến triển, người bệnh sẽ mất khả năng tư duy, ngôn ngữ, khả năng phán đoán,... khiến người bệnh không thể kiểm soát cuộc sống của mình.  Thậm chí tính cách của họ trở nên hung hăng, khó chịu.

Các giai đoạn bệnh Alzheimer

Giai đoạn 1: Không có biểu hiện rõ rệt

Đối với giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer, bạn sẽ không thấy bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Chỉ khi thực hiện chụp PET hay một xét nghiệm khác mới cho thấy hình ảnh hoạt động của não. Lúc này mới có thể biết được một người có bị bệnh Alzheimer hay không. 

Các giai đoạn bệnh Alzheimer mà ai cũng nên biết để phòng ngừa 1 Ở giai đoạn đầu dường như chưa có dấu hiệu của bệnh Alzheimer 

Giai đoạn 2: Có những dấu hiệu nhẹ nhưng giống với các biểu hiện của lão hoá tuổi tác

Bạn có thể không nhận thấy bất cứ điều gì bất thường trong hành vi của bệnh nhân. Tuy nhiên vẫn có một số thay đổi nhỏ nhưng không ảnh hưởng đến khả năng làm việc hay sinh hoạt. Có thể là quên tên một số đồ vật, không nhớ vị trí của chúng. Những triệu chứng của bệnh Alzheimer giai đoạn đầu có thể gây nhầm lẫn về bệnh của tuổi tác.

Giai đoạn 3: Nhận thức suy giảm nhẹ

Lúc này, bạn bắt đầu nhận thấy những thay đổi trong trí nhớ hoặc tư duy như làm việc không hiệu quả, làm thất lạc đồ vật, ngày càng khó khăn khi ghi nhớ và thực hiện kế hoạch.

Giai đoạn 4: Nhận thức suy giảm ở mức vừa phải

Trong giai đoạn này, các dấu hiệu mà bạn nhận thấy ở giai đoạn 3 trở nên rõ ràng hơn. Ngoài ra quên, mất dần nhận thức như quên thông tin của chính  bản thân, quên ngày tháng năm, thậm chí quên cách nấu những món ăn thường ngày.

Giai đoạn 5: Thời điểm người bệnh suy giảm nhận thức tương đối nghiêm trọng

Người bệnh có thể bắt đầu quên mất mình đang ở đâu, không thể nhớ địa chỉ, số điện thoại, bệnh nhân cũng có thể bối rối với những việc làm dường như quá quen thuộc của mình.

Nếu bệnh nhân tiếp tục hỏi cùng một câu hỏi, hãy kiên nhẫn trả lời một cách bình tĩnh. Nếu bạn phớt lờ và im lặng, họ sẽ càng hỏi nhiều hơn vì trạng thái hay lo lắng khi bị bệnh.

Giai đoạn 6: Nhận thức suy giảm nghiêm trọng

Khi bệnh Alzheimer tiến triển tới giai đoạn này, người bệnh có thể không nhận ra người thân như quên tên, nhầm lẫn giữa các thành viên trong gia đình ví dụ nghĩ rằng vợ là mẹ của mình hoặc xuất hiện ảo tưởng, rất dễ đi lang thang và bị lạc.

Giai đoạn 7: Nhận thức suy giảm rất nghiêm trọng

Nhiều kỹ năng cơ bản mà một người bị bệnh Alzheimer trong giai đoạn này mất dần, không thể tự thực hiện được nữa chẳng hạn như ăn uống và đi lại. Người chăm sóc sẽ hỗ trợ bằng cách cho người bệnh ăn thức ăn mềm, dễ nuốt và đảm bảo uống nước đầy đủ. Vì nhiều người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn cuối thậm chí không cảm thấy khát.

Các giai đoạn bệnh Alzheimer mà ai cũng nên biết để phòng ngừa 2 Theo thời gian dấu hiệu bệnh Alzheimer rõ rệt hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh

Cách chăm sóc người bệnh Alzheimer

Bác sĩ khuyến khích người thân nên dành thời gian nói chuyện, chia sẻ với người bệnh. Đôi khi, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi thực hiện các hoạt động bình thường như lái xe, nấu ăn,… Vì thế vai trò của người chăm sóc là hỗ trợ thông qua trò chuyện, ân cần đối với họ. Người nhà nên ở bên cạnh và làm giúp người bệnh.

Ở giai đoạn mắc bệnh trung bình, người bệnh vẫn có thể đi lại, ăn uống nhưng dần quên các công việc thường ngày và cần được nhắc nhở. Đôi khi họ sẽ đi lang thang và bị lạc, khả năng diễn đạt lúc này cũng kém dần. Gia đình cần nhiều thời gian chăm sóc và để ý đến bệnh nhân hơn.

Ở giai đoạn cuối khi người bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Vấn đề ngôn ngữ mất dần nên không thể nói chuyện. Bắt đầu nhầm lẫn quá khứ và hiện tại, quên mất những người từng biết. Lúc này người nhà cần bên cạnh để chăm sóc ăn uống, đi lại, tắm rửa,... Gia đình có thể cân nhắc thêm các dịch vụ chăm sóc đặc biệt nếu không đủ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Các giai đoạn bệnh Alzheimer mà ai cũng nên biết để phòng ngừa 3 Người nhà bệnh nhân nên để ý sự thay đổi theo từng giai đoạn để có cách chăm sóc bệnh nhân tốt nhất

Ngày nay, bệnh Alzheimer có thể gặp ở những người trẻ dưới 40 tuổi. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh Alzheimer sớm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh khi về già. Bạn có thể bắt đầu bằng tạo thói quen sống lành mạnh, khoa học, tăng cường rèn luyện sức khỏe.

Ngoài ra việc vận động não thường xuyên như chơi trò chơi trí tuệ, học điều mới, chơi trò chơi sáng tạo, tham gia hoạt động xã hội tạo nhiều cơ hội giao tiếp với mọi người. Đây là những hoạt động nhằm kích thích não bộ hiệu quả ngăn ngừa tình trạng suy giảm trí tuệ.

Các giai đoạn của bệnh Alzheimer không phải lúc nào cũng được xác định rõ ràng và các triệu chứng khác nhau tùy từng người. Tuy nhiên, hướng dẫn về các giai đoạn của bệnh có thể giúp bạn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer một cách tốt nhất. Bệnh thường tiến triển theo nhiều giai đoạn khác nhau, vì vậy nếu nhận thấy bất kỳ những dấu hiệu đầu tiên nào. Bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ với người thân để có thể điều trị và ngăn chặn bệnh tiến triển.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm