Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Những vấn đề cần quan trọng trong rối loạn thần kinh ở trẻ

Ngày 29/09/2024
Kích thước chữ

Tình trạng rối loạn thần kinh ở trẻ em là một vấn đề rất đáng lo ngại vì không chỉ ảnh hưởng đến trí não mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và cảm xúc của trẻ. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp các thông tin quan trọng về rối loạn thần kinh ở trẻ em.

Các rối loạn thần kinh ở trẻ, chẳng hạn như tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hay các rối loạn lo âu, nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm lý và xã hội. Nguyên nhân có thể do di truyền, chấn thương, bệnh tật hoặc chưa xác định rõ. Một số biểu hiện thường gặp bao gồm: Đau đầu kéo dài, chậm phát triển vận động, đột quỵ, hội chứng Tourette, bại não, tự kỷ.

Các dạng rối loạn thần kinh ở trẻ

Rối loạn thần kinh ở trẻ em là những thay đổi bất thường về cảm xúc, hành vi và nhận thức, so với chính trẻ trước đó hoặc so với các trẻ cùng độ tuổi. Ước tính khoảng 10% trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới mắc rối loạn thần kinh, nhưng phần lớn không được hỗ trợ kịp thời. Một số rối loạn thần kinh phổ biến bao gồm:

  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Thường xuất hiện trước 12 tuổi với các triệu chứng như mất tập trung, dễ quên, thiếu kiên nhẫn, hoạt động không ngừng, nói quá nhiều, chen ngang hoặc ngắt lời người khác.
  • Rối loạn phổ tự kỷ (ASD): Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội, chậm nói, ít tiếp xúc mắt, không phản hồi khi được gọi tên, hành vi lặp đi lặp lại, và sở thích cứng nhắc như chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định.
  • Rối loạn học tập chuyên biệt: Khó khăn trong việc đọc, viết, đánh vần, làm toán, không do các bệnh lý khác gây ra dù trẻ đã được hỗ trợ đầy đủ.
  • Rối loạn thách thức chống đối: Trẻ dễ mất bình tĩnh, hay tranh cãi với người lớn, từ chối làm theo yêu cầu, đổ lỗi hoặc làm phiền người khác.
  • Rối loạn ứng xử: Gồm các hành vi bạo lực như bắt nạt, đánh đập người hoặc động vật, phá hoại tài sản, lừa dối hoặc trộm cắp.
  • Rối loạn Tic: Trẻ có các biểu hiện như nháy mắt, hắng giọng, giật cơ. Tình trạng này có thể gia tăng khi trẻ căng thẳng hoặc lo lắng.
  • Rối loạn trầm cảm: Trẻ thường xuyên buồn bã, dễ khóc, tức giận, không muốn tham gia các hoạt động, rối loạn giấc ngủ, cảm giác tội lỗi.
  • Rối loạn lo âu: Trẻ lo lắng, sợ hãi kéo dài, dễ kích động, gặp khó khăn trong giấc ngủ, hay than phiền đau nhưng không có bệnh lý rõ ràng.
Những vấn đề cần quan trọng trong rối loạn thần kinh ở trẻ 2
Rối loạn thần kinh ở trẻ khiến trẻ khó tập trung và tiếp thu kiến thức

Những rối loạn này cần được phát hiện và can thiệp sớm để giúp trẻ phát triển toàn diện.

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh ở trẻ

Nguyên nhân chính xác của hầu hết các rối loạn thần kinh ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng nghiên cứu cho thấy chúng có thể liên quan đến sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm:

Di truyền

Di truyền đóng vai trò quan trọng trong nhiều trường hợp rối loạn thần kinh. Nghiên cứu cho thấy một số rối loạn có xu hướng xuất hiện trong gia đình. Tuy nhiên, di truyền không trực tiếp gây bệnh mà chỉ làm tăng khả năng bị ảnh hưởng nếu có các yếu tố kích hoạt từ môi trường xung quanh. Điều này thể hiện rõ ràng ở các rối loạn như trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

Yếu tố sinh học

Các rối loạn thần kinh ở trẻ em có thể xuất phát từ sự bất thường trong cấu trúc hoặc hoạt động của não bộ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các vùng não chịu trách nhiệm điều khiển cảm xúc, tư duy và hành vi có thể hoạt động không bình thường. Những chấn thương thể chất lên não do tai nạn hoặc do biến chứng trong quá trình sinh nở cũng có thể gây ra các thay đổi lớn về tâm lý, dẫn đến các rối loạn như động kinh, tăng động giảm chú ý (ADHD), hoặc các rối loạn hành vi.

Những vấn đề cần quan trọng trong rối loạn thần kinh ở trẻ 3
Hung hăng, khó kiểm soát hành vi có thể là biểu hiện của trẻ bị rối loạn thần kinh

Sang chấn tâm lý

Trẻ em có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi các sự kiện đau thương hoặc căng thẳng về mặt tâm lý. Những trải nghiệm tiêu cực như lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục, bị bỏ rơi, hoặc mất mát người thân quan trọng có thể gây ra các phản ứng mạnh mẽ. Trẻ em thường không có khả năng xử lý những tình huống tiêu cực, dẫn đến hậu quả lâu dài về mặt tâm lý. Trẻ em bị lạm dụng có thể phát triển rối loạn lo âu, trầm cảm, hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD).

Căng thẳng từ môi trường sống

Môi trường sống đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển rối loạn thần kinh ở trẻ. Căng thẳng từ môi trường như áp lực học tập, xung đột gia đình, thiếu sự chăm sóc từ cha mẹ, hoặc sống trong môi trường bạo lực, có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của trẻ. Các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống như ly hôn của cha mẹ, chuyển trường, có thể làm trầm trọng thêm các rối loạn thần kinh, đặc biệt ở những trẻ đã có khuynh hướng dễ bị tổn thương.

Những vấn đề cần quan trọng trong rối loạn thần kinh ở trẻ 4
Trẻ bị rối loạn thần kinh trở nên ít nói, ít giao tiếp xã hội hoặc thậm chí thấy khó khăn khi giao tiếp

Biểu hiện rối loạn thần kinh ở trẻ

Các triệu chứng bệnh thần kinh ở trẻ em có thể khác nhau tùy theo loại rối loạn, nhưng một số dấu hiệu chung. Biểu hiện của trẻ bị rối loạn thần kinh bao gồm:

  • Khả năng phối hợp kém: Trẻ gặp khó khăn khi bắt đầu tập bò hoặc tập đi, biểu hiện thiếu sự linh hoạt và nhịp nhàng trong các hoạt động.
  • Không đạt được các cột mốc phát triển: Trẻ chậm hơn so với chuẩn về các kỹ năng quan trọng như lật, ngồi, hoặc nói.
  • Kích thước đầu bất thường: Đầu của trẻ phát triển quá nhanh hoặc quá chậm so với bình thường.
  • Khó khăn về ngôn ngữ và vận động: Trẻ gặp vấn đề trong việc phát âm hoặc vận động, không thể thực hiện những hành động đơn giản.
  • Co giật không kiểm soát: Xuất hiện các cơn co thắt hoặc co giật ở một chi hoặc toàn thân mà không thể kiểm soát.
  • Khả năng kiểm soát kém: Không thể tập trung vào một việc gì trong thời gian dài hoặc ngược lại, quá tập trung vào một thứ mà không chú ý đến xung quanh.
  • Đau đầu dai dẳng: Thường xuyên bị đau đầu dữ dội, kèm theo mất cảm giác, ngứa ran hoặc thay đổi về thị giác.
Những vấn đề cần quan trọng trong rối loạn thần kinh ở trẻ 5
Sự quan tâm của gia đình và cộng đồng là chìa khóa giúp trẻ hòa nhập với xã hội

Rối loạn thần kinh ở trẻ em thường là các tình trạng mãn tính và dễ tái phát, nhưng với sự can thiệp kịp thời, hoàn toàn có thể được kiểm soát và điều trị. Việc điều trị thường bao gồm một phương pháp đa trị liệu, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều lĩnh vực như y tế, tâm lý, giáo dục, và công tác xã hội. Vai trò của gia đình cũng vô cùng quan trọng trong quá trình trị liệu.

Bên cạnh đó, sự quan tâm và hiểu biết của cộng đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ tái hòa nhập xã hội. Một môi trường tích cực và thân thiện sẽ là động lực mạnh mẽ giúp trẻ vượt qua những khó khăn, phát triển và thích nghi tốt hơn trong cuộc sống.

Hy vọng bài viết đã cho bạn nhiều thông tin hữu ích về những vấn đề quan trọng trong rối loạn thần kinh ở trẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.