Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đối với người bị bệnh Alzheimer giai đoạn cuối thường mất đi khả năng thực hiện các sinh hoạt hằng ngày như đi lại, ăn uống,... Do đó cần sự trợ giúp của người thân. Dưới đây là cách chăm sóc bệnh nhân Alzheimer giai đoạn cuối để người bệnh cảm thấy thoải mái và người chăm sóc cũng thấy nhẹ nhàng hơn.
Bệnh Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến hành vi của con người. Bệnh sẽ ngày càng nặng hơn theo thời gian và tình trạng tệ nhất là bệnh alzheimer giai đoạn cuối. Do đó các chuyên gia y tế sử dụng thuật ngữ “giai đoạn” để chỉ mức độ suy giảm nhận thức của người bệnh qua thời gian.
Nếu những triệu chứng ban đầu của bệnh Alzheimer khó nhận biết thì những biểu hiện của bệnh Alzheimer ở giai đoạn cuối đã trở nên rõ ràng.
Ở giai đoạn cuối, các biểu hiện không kiểm soát được hành vi ở bệnh nhân Alzheimer càng rõ rệt. Ở giai đoạn này, người bệnh trở nên khó chịu, hung hăng và không ổn định, phản kháng lại người thân chăm sóc. Trong giai đoạn cuối này, nhiều người mắc bệnh Alzheimer còn có biểu hiện thờ ơ, kiệt sức và trầm cảm.
Bệnh nhân Alzheimer giai đoạn cuối khiến người bệnh không thể tự ăn uống, tắm rửa,... mà phải phụ thuộc vào người chăm sóc. Vì ở giai đoạn cuối, các khối cơ bị thoái hóa, người bệnh rất khó cử động lúc này phải nằm một chỗ và dần mất khả năng vận động.
Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sa sút trí tuệ nghiêm trọng, mất dần khả năng nói, vốn từ vựng cũng giảm đi đáng kể và chỉ nói được vài từ đơn lẻ và cuối cùng là mất tiếng hoàn toàn. Mặc dù mất kỹ năng ngôn ngữ nhưng người mắc bệnh Alzheimer vẫn có thể hiểu và phản ứng với các tín hiệu cảm xúc.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc bệnh Alzheimer thường tử vong do các biến chứng bệnh khác như bệnh tiểu đường, rối loạn ăn uống, viêm phổi. Ngoài ra, nhiều người khác tử vong do ngã gây chấn thương vùng đầu.
Ở giai đoạn này, bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng và người bệnh cần sự giúp đỡ thường xuyên của người thân. Các vấn đề về ngôn ngữ khiến họ không thể diễn đạt lời nói được. Hiện không có cách chữa trị dứt điểm bệnh Alzheimer. Các điều trị cho bệnh Alzheimer bao gồm thuốc theo toa, can thiệp tâm lý xã hội và chăm sóc để cải thiện triệu chứng giúp bệnh nhân sống vui vẻ, tâm trạng thoải mái hơn.
Những người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn cuối có thể mất khả năng di chuyển và cần sự giúp đỡ của người khác để đi lại. Để di chuyển bệnh nhân an toàn và không bị thương bạn có thể tham khảo các bước dưới đây:
Một số cách bạn có thể áp dụng để tránh tổn thương cả người bệnh và người chăm sóc:
Ở giai đoạn sau của bệnh Alzheimer, nhiều bệnh nhân ăn uống không ngon miệng, không nhớ mình ăn lúc nào, thường xuyên ăn không đủ no. Điều này khiến họ dễ bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự duy trì sức khỏe. Bạn có thể giúp bữa ăn của bệnh nhân bổ dưỡng và ngon miệng hơn bằng những cách sau:
Những người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn cuối có thể gặp khó khăn khi nhai nuốt thức ăn. Vì vậy bạn có thể nấu thức ăn mềm, cắt nhỏ hoặc nghiền thực phẩm để dễ nuốt hơn. Không hối thúc người bệnh khi ăn, không nên cho người bệnh ăn khi họ đang nằm hoặc buồn ngủ. Hỏi ý kiến bác sĩ có thể nghiền thuốc hoặc thay thế thuốc dạng viên thành dạng lỏng để người bệnh dễ uống hơn.
Người bệnh Alzheimer có thể bị loét da do nằm một chỗ quá lâu. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa và khắc phục tình trạng:
Những người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn cuối có thể bị co giật ở tay chân hoặc cơ thể. Cơn co giật này tương tự như cơn động kinh, nếu bệnh nhân xuất hiện tình trạng này cần thông báo ngay cho bác sĩ để có phương án chữa trị.
Khi bệnh Alzheimer ở giai đoạn cuối, các triệu chứng suy giảm trí nhớ ngày càng nặng nề hơn. Do đó, người bệnh sẽ không nhớ bản thân phải uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Là người chăm sóc, bạn chú ý và nhớ cho người bệnh dùng thuốc đúng liều lượng mỗi ngày. Nếu người bệnh có bất kỳ bất thường nào, hãy đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối không phải là việc dễ dàng. Người chăm sóc không chỉ phải khỏe mạnh mà cần có thái độ vững vàng. Dù không thể chữa khỏi bệnh nhưng nó sẽ giúp người bệnh vượt qua các giai đoạn khó khăn của bệnh một cách suôn sẻ hơn và vui vẻ hơn.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.