Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer ra sao?

Ngày 01/04/2022
Kích thước chữ

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người bệnh bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả của việc điều trị bệnh. 

Vậy khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer bạn cần lưu ý đến những vấn đề gì? Cùng theo dõi nội dung dưới bài viết sau để được giải đáp chi tiết hơn nhé.

Tìm hiểu về bệnh Alzheimer

Alzheimer là một căn bệnh gây ra những thay đổi bất thường trong não bộ con người, làm ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và nhận thức. Hiểu theo cách thông thường thì đây là chứng mất trí nhớ phố biến nhưng rất khó để chữa khỏi.

Tùy từng giai đoạn của bệnh Alzheimer gây cho người bệnh khó khăn trong việc ghi nhớ khiến cho họ hay bị quên đồ vật, khi nặng hơn họ có tư duy bất thường khiến cho người bệnh quên tên của người thân quen, hay lặp lại cùng một câu hỏi hay câu chuyện tương tự...

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer

Lên kế hoạch cho các cuộc hẹn của bác sĩ

Khi chăm sóc người bệnh Alzheimer, bạn nên lập ra những kế hoạch như sau:

  • Sắp xếp các loại thủ tục và giấy tờ, cung cấp cho bác sĩ và nhân viên y tế các tài liệu có liên quan đến căn bệnh.
  • Không nên căng thẳng và lo lắng.
  • Nên chuẩn bị trước một vài câu hỏi về các hành vi, triệu chứng của người bệnh.
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân alzheimer1Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân alzheimer

Để cho bệnh nhân được tự lập

Những người bị sa sút trí tuệ ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa vẫn có khả năng tự lập được. Bạn nên để cho họ tự làm những công việc như tự mặc quần áo, giúp họ gắn bó với những điều mà họ đã từng thích ở trong quá khứ, để cho họ đưa ra những quyết định về bữa ăn như tự đặt bàn, tự gọi món mà mình thích.

Giúp người bệnh Alzheimer giữ gìn vệ sinh

Để giúp cho người bệnh mắc chứng Alzheimer có thể giữ gìn được vệ sinh, bạn có thể thực hiện những biện pháp như:

  • Dán các biển thông báo ở trong buồng tắm và những khu vực ở xung quanh nhà để nhắc nhở về việc rửa tay đúng cách.
  • Hướng dẫn cho người bệnh về cách để rửa tay.
  • Chuẩn bị trước nước rửa tay khô nếu như không có nước và xà phòng.
  • Nên xây dựng thói quen đưa bệnh nhân vào trong buồng vệ sinh vào một khung giờ nhất định. Ví dụ như cứ mỗi 2 đến 3 giờ thì bạn có thể đưa bệnh nhân đi vệ sinh một lần.
  • Cần chú ý quan sát về các dấu hiệu cần đi vệ sinh ở bệnh nhân như kịp thời kéo quần áo hay có tâm trạng bồn chồn.
  • Để hạn chế tình trạng bệnh nhân đi vệ sinh không tự chủ vào ban đêm, bạn nên tránh để người bệnh uống nước quá nhiều vào trước khi đi ngủ hoặc vào buổi chiều tối.
  • Khi đưa người bệnh ra bên ngoài, bạn cần cho họ mặc những loại trang phục dễ cởi và có mang theo đồ sẵn để thay. Bên cạnh đó, để có thể kịp thời đưa bệnh nhân đi vệ sinh mỗi lúc cần thiết, bạn cần phải xác định được nhà vệ sinh mỗi khi đến địa điểm mới.

Giúp người bệnh tắm rửa

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân alzheimer2Bệnh nhân alzheimer cần có chế độ chăm sóc đặc biệt

Bệnh nhân bị Alzheimer thường không hợp tác khi tắm, họ không muốn tắm rửa, thậm chí là không còn nhớ đến cách tắm. Đây chính là những khó khăn đối với người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer. Muốn bệnh nhân hợp tác hơn mỗi khi tắm rửa, bạn có thể áp dụng theo các cách như sau:

  • Áp dụng lịch thay đồ và tắm rửa cho người bệnh vào một khung giờ nhất định, tốt nhất là nên thực hiện khi bệnh nhân đang bình tĩnh và thoải mái nhất.
  • Để tránh trường hợp bệnh nhân bị hoảng sợ, mỗi khi tắm cho họ, bạn hãy giải thích cho họ về công việc mà mình đang làm.
  • Thay vì giúp họ tắm rửa và thay đồ, bạn có thể để họ tự làm các công việc đó.
  • Để bệnh nhân không bị căng thẳng khi sắp đến giờ cần hẹn, bạn cần sắp xếp nhiều thời gian để tắm rửa cũng như mặc quần áo bởi quá trình vệ sinh, tắm rửa ở bệnh nhân có thể kéo dài khá lâu.
  • Bệnh nhân sẽ khó để lựa chọn quần áo nếu như bạn mua quá nhiều kiểu. Chính vì vậy, bạn nên mua ít kiểu và nên mua những đồ dễ cởi và thoải mái nhất cho họ.

Kế hoạch về thời gian ăn uống

Đối với những người mắc phải căn bệnh Alzheimer, việc ăn uống hàng ngày sẽ trở thành một điều thách thức. Do đó, để giúp người bệnh hứng thú hơn khi ăn uống, bạn có thể áp dụng cách sau:

  • Áp dụng khung giờ ăn cố định mỗi ngày cho bệnh nhân. Tuy nhiên, giờ ăn cần phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân mà bạn đang chăm sóc.
  • Tạo môi trường thư giãn và yên tĩnh khi bệnh nhân Alzheimer đang ăn để họ có thể tập trung và không bị xao nhãng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, đủ chất, giàu vitamin khoáng chất và đa dạng các món ăn. Để tránh trường hợp người bệnh cảm thấy khó khăn mỗi khi lựa chọn món ăn, bạn nên tránh nấu quá nhiều món.
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân alzheimer3Nên xây dựng chế độ ăn uống dựa trên mức độ bệnh lý của bệnh nhân

Tạo không gian sống an toàn cho bệnh nhân

Mắc bệnh Alzheimer sẽ làm tăng nguy cơ bị bị tổn thương bởi ý thức và hành động. Do vậy khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer thì bạn nên chú ý tạo không gian sống an toàn, nhất là những khu vực có những vật dụng nguy hiểm thì không để người bệnh lại gần:

  • Tránh để người bệnh bị té ngã: Tốt nhất hãy lắp đặt tay vịn hoặc thanh vịn tại vị trí mà người bệnh có thể dễ bị ngã.
  • Sử dụng ổ khóa: Nên dùng ổ khóa tại khu vực tủ có đựng đồ vật sắc nhọn, tủ đựng thuốc, cồn, sản phẩm tẩy rửa, dụng cụ nhà bếp.
  • Đảm bảo an toàn cháy nổ: Loại bỏ những vật dụng như bật lửa, que diêm và luôn sẵn bình cứu hỏa trong nhà.

Để tình trạng bệnh lý có sự thay đổi rõ rệt thì việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Alzheimer là điều rất quan trọng. Do đó, bạn đừng quên việc thực hiện các kế hoạch này để bệnh nhanh chóng có sự tiến triển tích cực hơn nhé.

Xem thêm:

 

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin