Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Các kỹ thuật bơm rửa bàng quang phổ biến hiện nay

Ngày 22/07/2024
Kích thước chữ

Kỹ thuật bơm rửa bàng quang giúp làm sạch cặn bẩn và cục máu đông trong bàng quang, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đường tiết niệu. Để hiểu rõ hơn về tác dụng, kỹ thuật và quy trình rửa bàng quang, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Kỹ thuật bơm rửa bàng quang là một kỹ thuật y tế hỗ trợ vệ sinh trong quá trình điều trị các vấn đề liên quan đến bàng quang. Kỹ thuật này có thể được thực hiện nhiều lần trong ngày tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp cho bạn một số thông tin cần thiết về kỹ thuật vệ sinh này nhé!

Kỹ thuật bơm rửa bàng quang là gì?

Kỹ thuật rửa bàng quang là quá trình thực hiện đưa đưa dung dịch vô trùng (chẳng hạn như nước muối sinh lý hoặc dung dịch thuốc theo chỉ định của bác sĩ) vào bàng quang thông qua một ống thông. Sau đó, dung dịch và chất thải sẽ được dẫn lưu ra ngoài sau một khoảng thời gian ngắn.

Mục đích của kỹ thuật này là để làm sạch bàng quang hoặc giúp nước tiểu thoát ra qua ống thông dễ dàng, đồng thời ngăn ngừa tình trạng ống thông bị tắc nghẽn.

Các kỹ thuật bơm rửa bàng quang phổ biến hiện nay 1
Kỹ thuật bơm rửa bàng quang giúp hỗ trợ bác sĩ dễ dàng chẩn đoán và điều trị cho người bệnh

Kỹ thuật bơm rửa bàng quang có tác dụng gì?

Kỹ thuật bơm rửa bàng quang có thể được với mục đích hỗ trợ giúp chẩn đoán và điều trị một số vấn đề liên quan đến bàng quang. Khi thực hiện vệ sinh bàng quang sạch sẽ giúp bác sĩ có thể quan sát rõ ràng những tổn thương có thể xảy ra bên ở lớp lót bên trong qua nội soi. 

Ngoài ra, phương pháp này còn được áp dụng để điều trị các tình trạng như viêm mủ bàng quang, cục máu đông trong bàng quang, chảy máu bàng quang hoặc ung thư bàng quang.

Các kỹ thuật bơm rửa bàng quang phổ biến

Quá trình rửa bàng quang có thể được thực hiện theo hai phương pháp chính: liên tục hoặc kết hợp với nội soi bàng quang và bơm hóa chất.

Bơm rửa bàng quang liên tục

Kỹ thuật bơm rửa bàng quang liên tục được các bác sĩ tiến hành thực hiện thông qua một hệ thống ống dẫn kín. Phương pháp này thường được áp dụng đối với những người bị tắc nghẽn bàng quang hoặc ống dẫn lưu do đặt ống thông tiểu lâu ngày, hoặc do ứ đọng nước tiểu, máu đông và các chất cặn lắng.

Nội soi bơm rửa bàng quang kết hợp bơm hóa chất

Khi quá trình rửa bàng quang được thực hiện, các bác sĩ sẽ sử dụng hình ảnh từ camera gắn ở đầu ống nội soi để quan sát rõ tình trạng tổn thương bên trong bàng quang và niệu đạo. Sau đó, bác sĩ mới tiến hành bơm hóa chất vào bàng quang để điều trị các tổn thương liên quan đến ung thư bàng quang hoặc tình trạng đái máu sau khi xạ trị vùng tiểu khung.

Quy trình thực hiện kỹ thuật bơm rửa bàng quang

Trước khi rửa bàng quang, các nhân viên y tế xem xét và theo dõi hồ sơ bệnh án của người bệnh nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe và lưu ý những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình thực hiện.

Quy trình rửa bàng quang cơ bản sẽ bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và bảo hộ. nhân viên điều dưỡng sẽ rửa tay sạch sẽ, đeo khẩu trang và đội mũ bảo hộ. Sau đó, họ sẽ mở bộ dụng cụ vô trùng, túi gạc, gạc thấm dịch và đặt chúng lên khay đã được khử trùng trước đó, đồng thời chuẩn bị nước muối sinh lý để sử dụng trong quá trình vệ sinh.
  • Bước 2: Nhân viên y tế sẽ đặt săng vô trùng giữa hai chân bệnh nhân và rửa tay bằng cồn để đảm bảo sạch sẽ trong quá trình thực hiện.
  • Bước 3: Nếu bệnh nhân chưa đặt sonde trước đó, nhân viên y tế sẽ tiến hành đặt sonde vào bàng quang. Đối với bệnh nhân đã thực hiện đặt sonde, nhân viên y tế sẽ tiến hành quấn gạc sát khuẩn quanh sonde, đồng thời kết hợp sử dụng kẹp để giữ chặt ở vị trí nối giữa sonde và túi nước tiểu. Sau đó, sonde sẽ được tháo ra để vệ sinh đầu ống, đặt lên khay vô khuẩn và cố định đầu sonde bằng băng dính.
  • Bước 4: Nhân viên y tế sẽ sử dụng gạc sạch nhúng vào dung dịch sát khuẩn để che đầu túi đựng nước tiểu.
  • Bước 5: Tiếp theo, tiến hành rửa bàng quang bằng cách cắm xi lanh chứa nước muối vào đầu sonde. Kẹp sonde sẽ được tháo ra và khoảng 50ml nước muối sinh lý sẽ được bơm từ từ vào bàng quang, sau đó hút ra. Quy trình này sẽ được lặp lại liên tục cho đến khi nước dẫn ra từ bàng quang trở nên trong suốt hơn.
  • Bước 6: Sau khi thực hiện bơm rửa, sonde sẽ được kẹp lại, xi lanh sẽ được rút ra và đầu sonde sẽ được nối lại với túi nước tiểu.
  • Bước 7: Nhân viên y tế sẽ tiến hành điền những thông tin cần thiết vào phiếu theo dõi, cụ thể như màu sắc của dịch rửa, lượng dung dịch sử dụng, tình trạng cục máu đông xuất hiện, thời gian thực hiện rửa bàng quang, cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước và sau khi rửa.
Các kỹ thuật bơm rửa bàng quang phổ biến hiện nay 2
Quy trình thực hiện bơm rửa bàng quang ở người bệnh cần nên được thực hiện cẩn thận

Một số biến chứng bơm rửa bàng quang

Khi người bệnh thực hiện kỹ thuật bơm rửa bàng quang có thể gây ra một số rủi ro như:

  • Nhiễm trùng: Bệnh có thể xảy ra khi ống dẫn lưu dịch ra túi nước tiểu bị tắc nghẽn dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn.
  • Chảy máu và cục máu đông: Nếu không thực hiện kỹ thuật cẩn thận có thể gây chảy máu và hình thành cục máu đông trong bàng quang.
  • Tổn thương lớp biểu mô: Quy trình thực hiện có thể làm hỏng lớp niêm mạc của bàng quang.
  • Mùi hôi: Khi rửa bàng quang sẽ sử dụng dung dịch DMSO, do đó có thể tạo ra mùi giống như tỏi, kéo dài vài ngày sau khi rửa bàng quang.
  • Chấn thương niệu đạo: Có thể xảy ra nếu kỹ thuật không được thực hiện đúng cách dẫn đến rách niệu đạo.
Các kỹ thuật bơm rửa bàng quang phổ biến hiện nay 3
Nhiễm trùng có thể xảy ra nếu quy trình thực hiện không đảm bảo

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về các kỹ thuật bơm rửa bàng quang phổ biến hiện nay. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích cho bản thân và hiểu rõ hơn về các bước trong quy trình thực hiện bơm rửa bàng quang nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin