Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Các mẹ có nên vắt sữa ra ngoài khi cai sữa không?

Ngày 18/09/2022
Kích thước chữ

Cai sữa là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn ở mẹ. Tuy nhiên, một số mẹ do tính chất công việc mà nôn nóng muốn vắt sữa để nhanh hết nhằm rút ngắn quá trình cai sữa cho con. Vậy có nên vắt sữa khi cai sữa không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Giai đoạn cai sữa, lượng sữa sẽ không tự hết mà giảm dần dần, do đó nhiều mẹ thắc mắc không biết có nên vắt sữa khi cai sữa không. Vậy hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu để giải đáp cho vấn đề này nhé!

Mẹ có nên vắt sữa khi cai sữa không?

Vắt sữa mẹ được hiểu là phương pháp lấy sữa ra khỏi bầu vú. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản của việc vắt sữa là kích thích và gây sức ép ở vùng quanh bầu vú để sữa chảy ra từ núm, tùy theo từng dòng máy hút hoặc cách dùng tay để vắt sữa.

Việc vắt sữa ra sau khi cai sữa cho trẻ là một điều nên làm. Bởi sau lúc cai sữa cho trẻ, sữa sẽ không tự động hết mà nó vẫn còn tiết ra bình thường. Một số tình trạng sữa ứ đọng nhiều, dẫn đến ách tắc trong hệ thống dẫn sữa, từ đó làm cho bầu ngực của mẹ luôn trĩu nặng và đau đớn.

Các mẹ có nên vắt sữa khi cai sữa không? Mẹ nên vắt sữa sau khi cai sữa để tránh căng tức ngực 

Ngoài ra, mẹ còn gặp một số triệu chứng như căng ngực, tức ngực. Trong trường hợp ngực bị đau tức dễ dẫn tới tình trạng bầu vú bị viêm sưng tấy, viêm tia sữa do lượng sữa bị ứ đọng lại nhiều trong bầu ngực khiến mẹ cảm thấy đau đớn, khó chịu ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc con cũng như công việc hàng ngày của mẹ.

Các cách vắt sữa ra ngoài khoa học

Vắt sữa bằng tay

 Mẹ có thể làm theo các bước sau để vắt sữa mẹ bằng tay đúng cách nhé:

  • Để thực hiện phương pháp này, đầu tiên mẹ hãy rửa tay thật sạch và dùng khăn mềm lau qua bầu vú. Ngồi hay đứng thoải mái để tốt hơn cho việc vắt sữa.
  • Đặt ngón tay trỏ phía dưới bầu vú, gần về phía quầng vú. Còn ngón tay cái thì đặt ở trên bầu vú, đối diện mang ngón trỏ.
  • Ấn nhẹ ngón trỏ và ngón cái vào các xoang cất sữa phía dưới quầng vú, tránh ép vào núm vú. Cứ thực hành ấn rồi thả ra, sau vài phút thì sữa mẹ sẽ chảy ra. Một bên vắt khoảng từ 3 – 5 phút cho đến lúc mẹ nhận thấy sữa chảy chậm lại. Sau đó vận động tay quanh vú, để vắt sữa sang bên khác.
  • Thời gian vắt sữa bằng tay thường kéo dài khoảng 20 đến 30 phút là đủ.

Vắt sữa bằng máy hút điện

Dưới đây là các bước kích sữa bằng máy hút điện hiệu quả mẹ nên tham khảo:

  • Hãy bảo đảm rằng các bộ phận của máy hút sữa đều sạch sẽ. Chọn dáng ngồi thoải mái và massage ngực trước khi hút để giúp thu được nhiều lượng sữa hơn.
  • Đặt phễu hút vào quanh quầng vú, sao cho núm vú của bạn ở giữa. Lưu ý kích thước của phễu nên to hơn núm vú từ 3 đến 4mm để hạn chế gây đau trong công đoạn vắt sữa. 
  • Khi dùng máy vắt sữa bằng điện, mẹ hãy bật nó ở nút thấp, sau đấy nâng cao dần cho đến khi đạt sức hút cao nhất mà mẹ thấy phù hợp nhất. 
  • Mỗi bên vú hút từ 15 đến 20 phút là có thể đạt hiệu quả.
Các mẹ cần vắt sữa bằng máy hút điện đúng cách để đạt được lượng sữa nhiều nhất Mẹ có thể hút sữa bằng máy hay bằng tay đều được

Vắt sữa bằng máy hút tay

Hãy bảo đảm toàn bộ bộ phận của máy đều sạch sẽ và vô trùng trước lúc sử dụng. Trước lúc thực hiện, mẹ cần đọc những chỉ dẫn sử dụng để làm quen với quy trình. Sau đó, hãy thực hành theo các bước chung sau:

  • Tiến hành massage hai bầu ngực khoảng 10 phút để việc vắt sữa diễn ra hiệu quả hơn.
  • Điều chỉnh phễu chụp sao cho vừa vặn với bầu ngực, giảm thiểu để không khí bên ngoài lọt vào ảnh hưởng đến lực hút.
  • Sau đấy đặt núm vú vào phễu chụp của máy bơm và đặt nó nằm ngang với vú của mẹ. Bóp máy vắt một cách nhịp nhàng giống như chu kỳ bú của trẻ. 
  • Thực hiện những bước trên tương tự ở bầu ngực còn lại. Nên di chuyển qua lại giữa hai vú để lượng sữa được vắt ra nhiều hơn. 

Tại sao cai sữa đã lâu mà mẹ vẫn còn sữa?

Trong lúc cho trẻ bú thì tuyến vú đã quen với việc tiết sữa ra thường xuyên. Chính bởi vậy dù rằng đã cai sữa cho trẻ, nhưng mẹ vẫn còn tiết ra sữa bình thường. Bởi sự đổi thay quá đột ngột này, khiến cho tuyến vú không nhận diện ngay được là trẻ không có nhu cầu bú sữa mẹ nữa.

Do đó, thường sau lúc cai sữa cho trẻ, tuyến vũ sẽ giảm dần lượng sữa tiết ra và tiêu hết hoàn toàn. Đây là một hiện tượng bình thường nên các mẹ bỉm sữa không cần phải quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu thời gian cai sữa đã qua lâu từ 3 năm trở lên, mà mẹ vẫn còn tiết sữa thì hãy lưu ý theo dõi sát sao tình trạng này để có cách xử lý mau chóng và hiệu quả nhất. Nếu đó là dịch sữa nhưng kinh nguyệt và vú của mẹ hoàn toàn bình thường thì mẹ có thể yên tâm, không sao cả.

Nhưng nếu như đấy không phải là sữa mà là một loại dịch lạ gây bệnh thì mẹ cần tới gặp bác sĩ điều trị ngay lập tức.

Cai sữa đã lâu mà vẫn còn sữa có thể là biểu hiện của một loại bệnh Mẹ nên đi khám nếu cai sữa đã lâu nhưng ngực vẫn còn tiết sữa

Có nên vắt sữa khi cai sữa không? Qua những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp ở trên có thể thấy việc vắt sữa khi cai sữa là điều hoàn toàn cần thiết. Việc này sẽ giúp mẹ giảm dần lượng sữa tiết ra sau quá trình cai sữa cho bé, đồng thời giúp tiêu sữa hoàn toàn sau vài tháng thực hành đều đặn. Bên cạnh đó, còn giúp mẹ tránh những triệu chứng căng, đau tức ngực do lượng sữa dư đọng lại.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin