Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vắt sữa bằng tay có làm mất sữa không?

Ngày 12/12/2019
Kích thước chữ

Vắt sữa bằng tay có làm mất sữa không là thắc mắc của rất nhiều chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ. Vì, thực tế cũng có nhiều bé không chịu ti mẹ mà chỉ thích ti bình, khiến mẹ bắt buộc phải dùng tay vắt sữa ra bình để cho bé bú.

Khi ngực căng sữa do trẻ không bú hết, có nhiều mẹ lựa chọn việc vắt sữa bằng tay thay vì sử dụng các thiết bị chuyên dụng. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng việc vắt sữa bằng tay có làm mất sữa khiến nhiều bà mẹ hoang mang. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu thực hư vắt sữa bằng tay có làm mất sữa không nhé.

1. Vắt sữa bằng tay có làm mất sữa không?

Cơ chế tiết sữa ở mẹ sau sinh

  • Đầu tiên, các mẹ cần hiểu được cơ chế tiết sữa bình thường đó là:
  • Làm rỗng nang sữa càng nhiều thì sữa về càng mau.
  • Nhờ hàm lượng Prolactin giúp sữa sẽ được tiết ra khi có phản xạ bú, mút đầu vú.
  • Nếu bé không chịu bú hay bú ít sẽ gặp tình trạng Hooc môn Oxytocin giúp đẩy sữa ra ngoài bị gián đoạn khiến sữa mẹ càng ít.

Vắt sữa bằng tay có làm mất sữa không?

Nếu mẹ đã hiểu được cơ chế tiết sữa ở trên thì có thể tự tìm được câu trả lời cho câu hỏi vắt sữa bằng tay có làm mất sữa dễ dàng đúng không. Câu trả lời đó là vắt sữa bằng tay không phải là nguyên nhân gây mất sữa nhé các bạn. Tuy nhiên, việc vắt sữa không đúng cách hoặc quá quá lạm dụng thì sẽ có thể xảy ra tình trạng này.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận được những lợi ích mà vắt đem lại hoặc khi mẹ vắt sữa bằng tay. Đây là cách phổ biến hiện nay giúp mẹ vắt sữa ra ngoài để trữ dần cho con bú, là một công cụ hiệu quả. Nó vừa giúp mẹ vắt sữa ra nhanh chóng, dễ dàng, không gây đau vừa hỗ trợ mẹ kích sữa trong những trường hợp tắc tia sữa sau sinh.

Vắt sữa bằng tay có làm mất sữa không? 1Vắt sữa bằng tay là cách phổ biến hiện nay giúp mẹ vắt sữa ra ngoài để trữ dần cho con bú

Như đã nói, nếu mẹ áp dụng sai cách sẽ khiến tuyến vú không nhận được sự kích thích nên sẽ không có phản xạ tiết sữa thường xuyên. Và về lâu dài thì hậu quả vắt sữa bằng tay có làm mất sữa nhé.

Chính vì vậy, dù biết vắt sữa bằng tay đem lại rất nhiều lợi ích nhưng trước hết các mẹ cần học cách sử vắt sữa bằng tay sao cho đúng và an toàn để đảm bảo nguồn sữa mẹ luôn dồi dào để chăm sóc con trẻ.

2. Hướng dẫn vắt sữa bằng tay đúng cách cho mẹ

Để vắt sữa bằng tay đúng cách không gặp phải tình trạng vắt sữa bằng tay có làm mất sữa thì các mẹ hãy chuẩn bị ly hay bình sữa đã được tiệt trùng và để ráo.

Nếu các mẹ có ý định để dành trữ đông thì cần chuẩn bị thêm túi đựng sữa chuyên dụng nữa nhé.

Vắt sữa bằng tay có làm mất sữa không? 2Các mẹ hãy chuẩn bị ly hay bình sữa đã được tiệt trùng để chuẩn bị vắt sữa bằng tay nhé

Cách vắt sữa bằng tay:

Chuẩn bị:

Trước khi tiến hành vắt sữa, các mẹ nên vệ sinh sạch sẽ ngực và đầu ti. Rửa tay mình thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn.

Ly hoặc bình sữa đã được rửa sạch, tráng nước sôi và để ráo nước, thìa sạch - nếu vắt sữa ra ly và đút sữa cho bé ngay sau khi vắt. Hoặc túi đựng sữa mẹ chuyên dụng - nếu mẹ bảo quản trong ngăn đá hay tủ đông.

Các mẹ nên chọn ngồi hay đứng ở tư thế nào các mẹ có thể cảm thoải mái nhất, sau đó các mẹ để ly hay bình sữa để ở gần vú.

Thực hiện vắt sữa:

  • Bước 1: Dùng một tay nâng bầu vú, sao cho ngón trỏ mẹ đặt dưới bầu vú ở gần quầng vú. Còn ngón cái thì nằm trên bầu vú sao cho đối diện ngón trỏ. Mẹ chú ý điều chỉnh vị trí tay sao cho phù hợp mình nhé.
  •  Với các mẹ sở hữu quầng vú rộng thì có thể để tay lùi vào trong quầng vú một chút.
  • Bước 2: Mẹ ấn nhẹ các ngón tay vào bầu ngực, nhớ giữ nguyên lực và tiếp tục dùng ngón trỏ, ngón cái ép xuôi quầng vú về phía trước, rồi đẩy sữa ra khỏi các túi sữa, tràn ra đầu vú.
  • Bước 3: Mẹ nới lỏng lực ở tay, sau đó tiếp tục làm lại thao tác trên một lần nữa. Sau đó, mẹ chuyển sang bên ngực còn lại khi thấy dòng sữa ngực này có xu hướng chảy chậm lại.

Thông thường, thời gian tối thiểu cho vắt sữa một bên ngực khoảng từ 3-5 phút. Sau khi vắt xong, mẹ có thể cho vào bình để bé bú những lúc không tiện cho con bú trực tiếp nhé.

Vắt sữa bằng tay có làm mất sữa không? 3Sau khi vắt xong, mẹ có thể cho vào bình để bé bú những lúc không tiện cho con bú trực tiếp nhé.

Các mẹ tiếp túc lặp lại thao tác trên. Khi các mẹ đã thực hiện thành thạo thì sữa sẽ ra nhiều hơn, đều hơn và có thể bắn thành tia.

3. Những lưu ý khi vắt sữa bằng tay

Mẹ hãy lưu ý một số điều khi áp dụng cách vắt sữa bằng tay sau đây;

  • Mẹ hãy tránh dùng lực bóp, hay dùng tay vuốt mạnh bầu ngực theo chiều dọc. Vì vắt theo cách này có thể làm tổn thương các mô mỏng manh quanh ngực.
  • Mẹ hãy di chuyển các ngón tay xung quanh bầu vú khi đang vắt sữa để bảo đảm không có tuyến sữa nào bị “bỏ rơi”.
  • Mẹ nên rửa tay, vệ sinh bầu vú sach sẽ trước khi bắt đầu vắt sữa, tránh viêm nhiễm khiến mẹ nghĩ vắt sữa bằng tay có làm mất sữa nhé.
  • Sữa mẹ sau khi vắt và trữ lạnh có thể lưu giữ từ 2-3 ngày cho con.
  • Nếu sữa được bảo quản trong tủ đông thì trước khi cho bé uống, mẹ hãy đặt bình sữa trong nước ấm để rã đông, và làm tăng nhiệt độ của sữa.
  • Lắc đều sữa trước khi cho con uống để phân bổ lại lượng chất béo có trong sữa. Sữa sau khi rã đông, mà bé uống không hết thì mẹ cũng không nên sử dụng lại nữa nhé.
  • Không sử dụng lò vi sóng để hâm sữa, vì lò vi sóng có thể làm mất lớp kháng thể có trong sữa.

Như vậy, vắt sữa bằng tay có làm mất sữa hay không phụ thuộc vào cách mẹ thực hiện, cho nên các mẹ hãy lưu ý thực hiện đúng cách. Ngoài ra, các mẹ nên giữ tinh thần vui vẻ, ăn uống đầy đủ các thực phẩm lợi sữa cũng giúp sữa nhiều, mà lại chất lượng nữa đấy.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin