Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sử dụng các loại thuốc trị cảm cúm là phương pháp được nhiều người tìm đến khi bị cảm cúm nhằm điều trị các triệu chứng như đau đầu, sốt, sổ mũi… Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách sử dụng thuốc trị cảm cúm cho nhanh khỏi và an toàn.
Bệnh cảm cúm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đau đầu, hắt hơi, mệt mỏi… Do đó, nhiều người bệnh đã lựa chọn sử dụng các loại thuốc trị cảm cúm khỏi bệnh nhưng không biết cách uống thuốc sao cho an toàn. Nhà thuốc Long Châu sẽ gợi ý cho bạn đọc các nhóm thuốc trị cảm cúm khỏi bệnh và an toàn trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh cảm cúm là tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính thường gặp. Những biểu hiện đặc trưng của bệnh cảm cúm như hắt hơi, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Các triệu chứng khác như sổ mũi, đau tức ngực, khàn tiếng, ít tiểu thường xuất hiện trong giai đoạn sau của bệnh.
Trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai và người mắc bệnh mãn tính là nhóm đối tượng dễ mắc phải bệnh cảm cúm. Ngoài ra, những người không thường xuyên vận động, không giữ ấm cơ thể và thiếu ngủ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh cúm.
Bệnh cảm cúm diễn ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa đông, mùa mưa lạnh, ẩm ướt kéo dài hoặc khi thời tiết chuyển lạnh. Bất cứ ai cũng có thể bị cảm cúm nếu không chú trọng trong việc giữ ấm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Đa số các trường hợp bị cảm cúm thường điều trị bằng cách sử dụng thuốc tại nhà. Điều này có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu tự ý sử dụng thuốc và không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu trị bệnh cảm cúm, chỉ có các loại thuốc điều trị triệu chứng để giúp cho người bệnh dễ chịu hơn. Tiếp theo, Nhà thuốc Long Châu sẽ giới thiệu đến bạn đọc các nhóm thuốc trị cảm cúm khỏi bệnh và an toàn.
Dưới đây là các nhóm thuốc trị cảm cúm cho người bệnh mà Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp được, cụ thể như sau:
Thuốc hạ sốt, giảm đau họng và đau đầu là một trong các nhóm thuốc trị cảm cúm khỏi và an toàn cho bệnh nhân. Acetaminophen hay Paracetamol là thuốc không cần kê đơn có tác dụng hạ sốt, giảm đau đau đầu và đau họng trong điều trị bệnh cảm cúm.
Tuy nhiên, người bệnh cần phải nắm rõ liều lượng sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Liều dùng của thuốc được chia dựa trên cân nặng của mỗi người. Thông thường, Paracetamol sử dụng cách nhau từ 4 - 6 giờ/lần. Người bệnh cần đảm bảo dùng thuốc đúng liều và giữ khoảng cách giữa các lần sao cho hợp lý.
Thuốc co mạch là một trong các nhóm thuốc trị cảm cúm và cũng rất an toàn cho người bệnh. Thuốc điều chế dưới dạng nhỏ mũi như Naphazolin, Xylometazolin… Thuốc có tác dụng làm co các mao mạch, tĩnh mạch hang và động mạch nhỏ, sau đó đẩy máu đi đến các khu vực khác giúp thông thoáng hốc mũi và bệnh nhân được dễ thở hơn.
Loại thuốc này thường được chỉ định sử dụng trong vòng 3 - 5 ngày sau khi mắc cảm cúm. Người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bởi thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như phù nề, viêm mũi, đau đầu hoặc giảm khứu giác nếu dùng dài ngày.
Tuỳ thuộc vào tình trạng cảm cúm, ho ở mỗi người bệnh mà bác sĩ có chỉ định cho họ sử dụng thuốc giảm ho hay không. Nếu người bệnh chỉ ho nhẹ, ho ít thì không nhất thiết phải dùng thuốc trị ho. Tuy nhiên, nếu người bệnh ho nhiều và thường xuyên kèm theo đau rát họng, khó chịu thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm ho.
Thuốc giảm ho có chứa Dextromethorphan hay Codein cho hiệu quả điều trị tốt với các trường hợp ho khan. Thuốc có chứa Atussin, Decolgen, Rhumenol… điều trị hiệu quả trường hợp ho khan có kèm theo ngạt mũi, sổ mũi.
Thuốc giảm ho có chứa hoạt chất kháng histamin như Chlorpheniramine, Fexofenadine giúp giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi. Tuy nhiên, nhóm thuốc này thường khiến cho người bệnh dễ mất tập trung, buồn ngủ nên không sử dụng khi lái xe hay vận hành máy móc…
Thuốc long đờm được dùng để làm long dịch tiết từ niêm mạc khí quản, phế quản và có tác dụng làm thay đổi cấu trúc của đờm, giảm độ quánh nhớt, hỗ trợ người bệnh dễ dàng tống đờm ra khỏi đường hô hấp thông qua việc khạc nhổ.
Các loại thuốc có tác dụng long đờm như Ambroxol, Acetylcystein, Bromhexin… Mỗi một loại thuốc long đờm chỉ chứa duy nhất một thành phần như Bisolvon chỉ chứa Bromhexin, Acemuc chỉ chứa Acetylcysteine, Mucosolvan chỉ chứa Ambroxol. Ngoài ra, có một số loại thuốc long đờm được phối hợp như Atussin, Solmux Broncho…
Người bệnh cũng cần lưu ý đến một số tác dụng phụ của thuốc long đờm như:
Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc long đờm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc kháng histamin có tác dụng làm thuyên giảm sự khó chịu do các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi… Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén, dạng xịt, dạng lỏng hay sử dụng qua đường trực tràng.
Hiện nay, có 3 nhóm thuốc kháng histamin được sử dụng:
Thuốc kháng histamin H1 được sử dụng phổ biến trong điều trị giảm ho, sổ mũi. Một số loại thuốc kháng histamin H1 điển hình thường được dùng như:
Thuốc kháng histamin được sử dụng khá phổ biến và bị nhiều người lạm dụng khi chưa hiểu rõ hết về tác dụng của thuốc. Các chuyên gia khuyến cáo rằng, người nghi ngờ mắc bệnh cảm cúm nên đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm. Đặc biệt, người mắc các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch… hoặc phụ nữ mang thai, đang cho con bú.
Khi sử dụng các loại thuốc không kê toa hoặc kê toa cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn được ghi trên nhãn dán hoặc nhân viên y tế. Đặc biệt, bạn cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau khi dùng thuốc trị cảm cúm, cụ thể là:
Cảm cúm là một bệnh lý thường gặp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Người bệnh bị cảm cúm ở mức độ nhẹ có thể tự mua thuốc cảm cúm điều trị tại nhà. Tuy nhiên, người mắc bệnh cảm cúm ở mức độ nặng cần đến bệnh viện để được điều trị tại bệnh viện và tránh những biến chứng có thể xảy ra. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết giúp bạn đọc nắm được các nhóm thuốc điều trị cảm cúm an toàn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...