Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng trám bị đau khi nhai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, có thể là do kỹ thuật trám yếu, vật liệu trám răng kém chất lượng… Khi bạn gặp phải trường hợp răng trám bị đau nhức lâu ngày thì nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra ngay.
Sau khi trám răng xong, bạn gặp phải tình trạng răng trám bị đau khi nhai và gây khó khăn trong việc ăn uống. Răng trám bị đau có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để tìm hiểu nguyên nhân chi tiết nhé.
Có rất nhiều trường hợp sau khi trám răng gặp phải tình huống răng trám bị đau khi nhai. Điều đó không chỉ gây khó khăn trong việc ăn uống, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. Tình trạng răng bị đau nhức sau khi trám có thể do 2 trường hợp sau:
Đối với những răng cần chữa tủy, khi vừa mới trám xong bạn sẽ có cảm giác nhức và xuất hiện cảm giác ê buốt trong vài ngày đầu. Bởi thời điểm này thuốc tê đã hết tác dụng nên mới gây đau nhức. Mặt khác, vật liệu trám còn chưa ổn định và tương thích với răng cũng khiến răng trở nên nhạy cảm hơn và gây khó chịu khi nhai.
Khi vừa trám răng xong, nếu bạn có cảm giác nhau nhức thì đừng quá lo lắng, vì sau vài ngày tình trạng này sẽ thuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài nhiều ngày gây khó chịu thì bạn nên tìm đến nha khoa để được thăm khám kịp thời.
Một số trường hợp bị đau nhức răng do dị ứng với vật liệu được sử dụng trong quá trình trám răng, chẳng hạn như amalgam (trám bạc). Để hạn chế tình trạng này xảy ra, bạn nên trao đổi với bác sĩ kỹ hơn để lựa chọn vật liệu phù hợp với cơ địa của bản thân.
Một số trường hợp khác, sau khi trám răng lâu gây đau nhức khi nhai. Nguyên nhân có thể là do miếng trám bị nhiễm khuẩn, vết trám bị nứt nẻ… khiến răng bị tổn thương gây ra đau nhức. Khi gặp phải trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra và xử lý ngay.
Nguyên nhân nào khiến răng trám bị đau nhức khi nhai? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến răng trám bị đau mà bạn có thể tham khảo.
Kỹ thuật trám yếu là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến răng trám bị đau. Các bệnh nhân bị sâu răng hoặc viêm tủy răng, nếu như chưa được bác sĩ điều trị triệt để, loại bỏ ổ viêm hoàn toàn trước khi thực hiện trám thì bệnh lý vẫn tiếp tục diễn ra. Lâu dần tình trạng này sẽ diễn biến nặng hơn và tiếp tục gây đau nhức.
Bên cạnh đó, nếu bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật trám răng khiến miếng trám nằm sai vị trí cần trám cũng có thể là nguyên nhân khiến răng đau khi nhai.
Một nguyên nhân nữa khiến răng trám bị đau khi nhai là do chất liệu trám không chất lượng. Một vài nha khoa vì chạy theo lợi nhuận mà sử dụng vật liệu trám trôi nổi, không rõ nguồn gốc, chất lượng dẫn đến chất lượng miếng trám không tốt. Từ đó dẫn đến tình trạng miếng trám dễ bị nứt nẻ, thời hạn sử dụng ngắn và gây ra đau nhức răng.
Áp xe răng là tình trạng gây khó chịu, đau đớn ở nhiều cấp độ khác nhau. Tình trạng này sẽ khiến răng trám bị đau nhức và trở nên nhạy cảm hơn, thậm chí là khiến nướu bị sưng nặng, hôi miệng hoặc sốt. Nguyên nhân bị áp xe răng có thể là do kỹ thuật trám răng còn yếu, vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.
Sau khi trám răng, bạn cần phải có biện pháp chăm sóc răng miệng phù hợp và đúng cách. Việc bạn chăm sóc răng miệng chưa tốt, thường xuyên ăn đồ quá cứng, quá dai hoặc thực phẩm chứa nhiều axit… cũng có thể làm ảnh hưởng hưởng đến miếng trám dẫn đến đau nhức.
Trường hợp bạn đang bị đau nhức sau khi trám răng, có thể áp dụng một số cách sau để giảm bớt tình trạng đau nhức nhé.
Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu được một số nguyên nhân và trường hợp răng trám bị đau khi nhai. Để hạn chế tình trạng răng bị đau sau khi trám, bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao để thực hiện trám răng. Ngoài ra cần chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ răng miệng của bạn.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...