Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bột sắn dây thường được dùng để pha nước uống. Tuy là thức uống quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết dùng bột sắn dây đúng cách. Nếu sử dụng bột sắn dây sai cách có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe. Vậy cách ăn bột sắn dây đúng là như thế nào?
Sắn dây còn được gọi là khau cát, bạch cán, cát căn... Trong bột sắn dây, ngoài thành phần tinh bột chiếm 12 - 15%, còn có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và lĩnh vực làm đẹp. Để phát huy hết tác dụng của bột sắn dây, bạn nên tìm hiểu cách ăn bột sắn dây đúng cách.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100g bột sắn dây cung cấp cho cơ thể 340 calo cùng những thành phần dinh dưỡng sau đây:
Với các dưỡng chất trên, ăn bột sắn dây có béo không? Thông thường cần dùng khoảng 10 - 20g bột sắn là đủ để pha 1 ly bột sắn dây. Như vậy, sau khi uống một ly sắn dây, bạn đã nạp vào cơ thể khoảng 34 - 68 calo. Hàm lượng calo này khá thấp so với mức calo quy định cần trong một ngày nên sẽ không gây béo.
Hơn nữa, một lượng lớn chất xơ trong bột sắn dây còn giúp bạn no lâu hơn, nhờ đó, kiểm soát được lượng thức ăn tiêu thụ và giúp giảm cân hiệu quả.
Do đó, nếu bạn đang trong quá trình ăn kiêng, giảm cân, hãy uống một ly sắn dây vào mỗi buổi sáng hoặc cách bữa ăn trưa khoảng 1 tiếng để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và làm giảm bớt lượng calo đã nạp vào trong ngày.
Bột sắn dây mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe gồm:
Làm thực phẩm: Bột sắn dây được dùng làm nước giải khát, làm bánh, nấu chè... để tăng thêm vị ngọt tự nhiên, giúp thanh nhiệt cho cơ thể.
Làm đẹp: Mặt nạ được làm từ bột sắn dây có ích cho việc điều trị nám da. Ngoài ra, hoạt chất genistein trong bột sắn dây còn giúp giảm cân và giữ thân hình cân đối.
Chữa bệnh: Trong Đông y, sắn dây có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và giúp giải khát.
Giải cảm: Y học cổ truyền có bài thuốc cát căn thang được sử dụng để giải cảm với những triệu chứng như sốt, đau đầu, đau và cứng gáy, sợ gió, sợ lạnh; chữa cảm nắng.
Chữa các bệnh lý khác: Ngoài ra, sắn dây còn được dùng để cải thiện tình trạng ngộ độc rượu, ngộ độc thức ăn, đại tiện máu, chữa lỵ cho nhiệt, đau bụng mót rặn, đi ngoài có cảm giác nóng rát hậu môn, chống ngứa do mồ hôi.
Sau đây là các cách ăn bột sắn dây phổ biến:
Bột sắn dây pha chanh
Cho một muỗng bột sắn dây vào chén, đổ nước sôi, dùng muỗng khuấy ngay lập tức và thật đều để bột chín, không bị vón cục. Cho thêm một ít nước cốt chanh vào, trộn đều là có thể ăn ngay.
Việc kết hợp bột sắn dây với nước cốt chanh sẽ giúp bạn tăng thêm hiệu quả giảm cân vì chanh chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng đốt cháy chất béo.
Chè sắn dây đậu xanh
Chuẩn bị nguyên liệu gồm 100 - 200g đậu xanh (tùy số người ăn), 2 muỗng bột sắn dây, đường, một chén nước cốt dừa.
Vo sạch đậu xanh, cho vào nồi đun 20 phút rồi cho thêm đường vừa miệng và đun tiếp đến khi đậu nở bung. Đãi vỏ đậu và tiếp tục cho vào nồi đun đến chín mềm.
Cho sắn dây vào tô nước, khuấy cho tan, đổ vào nồi đậu xanh, để lửa vừa, khuấy đều tay cho đến khi bột sắn chín, trở nên trong và sánh.
Đổ chè ra chén, thêm chút nước cốt dừa, trộn đều là có thể thưởng thức.
Chè sắn dây đậu đen
Chuẩn bị nguyên liệu: 50g đậu đen khô, 30g bột sắn dây, một chén nhỏ nước cốt dừa, đường trắng.
Ngâm đậu đen với nước ấm khoảng 2 tiếng. Vo đãi đậu xanh cho sạch, đổ vào nồi, nấu với lửa vừa đến khi đậu mềm nhừ. Thêm đường trong khi ninh đậu.
Cho bột sắn dây vào nước, khuấy tan, rồi đổ từ từ vào nồi đậu đen, vừa đổ vừa khuấy đều tay đến khi chè sánh.
Đổ chè ra chén, cho thêm chút nước cốt dừa và trộn đều khi ăn.
Cháo đậu xanh bột sắn dây
Chuẩn bị nguyên liệu: 50g bột sắn dây, 50g đậu xanh có vỏ, 50g gạo tẻ.
Vo sạch đậu xanh và gạo, rồi cho tất cả vào nồi ninh thành cháo.
Hòa tan bột sắn dây với nước, đổ sắn dây vào khi cháo chín nhừ, khuấy đều tay và đun với lửa vừa đến khi cháo chín.
Nhiều người thường nghĩ rằng có thể pha bột sắn dây với nước lạnh hay nước nóng nhưng đây là sai lầm tai hại. Bạn tuyệt đối phải nấu chín bột sắn dây trước khi ăn vì bột sắn dây có tính hàn nên ăn bột sống thường xuyên dễ gây hại cho sức khỏe.
Ngoài ra, bạn nên hạn chế thói quen thêm mật ong vào bột sắn dây để uống vì sẽ gây hạn chế tác dụng của hai nguyên liệu này. Lời đồn rằng kết hợp mật ong với bột sắn dây dễ dẫn đến đột tử là không đúng.
Công thức thêm hoa bưởi vào bột sắn dây để làm tăng hương vị cũng được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên cách này không có lợi vì hoa bưởi sẽ làm giảm đáng kể dược tính của bột sắn dây.
Cách ăn bột sắn dây đúng là mỗi người chỉ nên tiêu thụ 1 ly bột sắn dây mỗi ngày. Lưu ý, chỉ nên cho thêm một chút đường, không nên cho quá nhiều đường.
Ăn bột sắn dây vào ban đêm sẽ làm hệ tiêu hóa phải hoạt động liên tục, có thể ảnh hưởng không tốt cho dạ dày. Nên ăn vào ban ngày. Nếu muốn ăn bột sắn dây sau bữa ăn tối, bạn dùng cách khoảng 30 - 60 phút.
Không ăn bột sắn dây khi bụng đói.
Trẻ em uống nước bột sắn dây pha sống dễ bị đau bụng, tiêu chảy, do đó trẻ em nên hạn chế dùng loại bột này.
Phụ nữ có thai bị dọa sảy thai hay bị động thai không nên dùng bột sắn dây.
Khi ăn bột sắn dây, người nào có cơ địa không hợp thì có thể bị đau bụng, khó chịu. Nếu thấy không phù hợp thì không nên ăn nữa.
Vì bột sắn dây có tính hàn nên những người đang bị hàn không nên ăn bột sắn dây.
Sau khi đọc bài viết "Cách ăn bột sắn dây" trên đây, bạn đã biết cách sử dụng bột sắn dây sao cho an toàn và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn bột sắn dây thường được chế biến thủ công nên không lọc hết tạp chất, dễ bị nhiễm khuẩn. Để phòng nguy cơ đau bụng, tiêu chảy, có hại cho sức khỏe, bạn chỉ nên mua bột sắn dây ở những nơi uy tín để đảm bảo an toàn.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...