Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sả là một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người Việt, không chỉ giúp tăng hương vị mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc bảo quản sả sao cho tươi lâu mà vẫn giữ nguyên được hương thơm và dưỡng chất không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn những cách bảo quản sả tươi lâu cực kỳ đơn giản và hiệu quả, giúp bạn luôn có nguyên liệu tươi ngon cho các món ăn hàng ngày.
Tại Việt Nam, sả được sử dụng rất phổ biến. Loại gia vị này là nguyên liệu của rất nhiều món ăn khác nhau. Ngoài ra còn có thể dùng như một loại thảo mộc. Do đó nhiều người thường mua với lượng lớn để dùng dần. Vậy bạn đã biết cách bảo quản sả tươi lâu hay chưa?
Cây sả còn có tên gọi khác là hương mao, sả chanh, cỏ sả,... Đây là đại điện của họ Lúa, thân có dạng bụi, sống lâu năm và chiều cao ở giai đoạn trưởng thành khoảng trên dưới 1 mét.
Cây có thân rễ, chia nhiều đốt nhỏ, màu trắng ngả xanh và có vảy hơi ngả nâu tía. Phiến lá hẹp, dài ngang ngửa chiều dài thân và thường cuốn chặt nhau ở gốc lá (bẹ).
Phần mép của lá sả rất thô ráp nhưng bẹ thì không có lông. Hoa mọc theo cụm nhưng thiếu cuống.
Thân sả, rễ sả (hay còn gọi là củ sả) thường dùng làm gia vị hoặc được xem như một loại thảo mộc. Tinh dầu của sả có mùi thơm rất dễ chịu. Nghiên cứu cho thấy tinh dầu sả chiếm khoảng 2% tổng trọng lượng của chúng, có sắc vàng nhạt và khá trong. Thành phần chính của tinh dầu là citral và geraniol.
Khi sử dụng, người ta thường dùng cây sả tươi để chế biến. Do đó việc bảo quản để giữ nguyên trạng thái của chúng như khi vừa thu hái là điều có ý nghĩa rất quan trọng.
Sả đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Cụ thể như sau:
Chống lại quá trình oxy hóa
Sả chứa hàng loạt các chất chống oxy hóa. Thành phần này sẽ nhận diện nhanh và dọn sạch mỡ xấu cũng như các gốc tự do gây bệnh. Cùng với đó là tăng cường sức bền và năng lực làm việc của các cơ quan trong cơ thể. Vậy nên giúp làm chậm quá trình lão hóa và phòng chống bệnh tật hiệu quả.
Giảm thiểu nguy cơ ung thư
Citral trong tinh dầu sả có khả năng chống ung thư cực mạnh. Chúng đem đến đồng thời hai tác dụng, đó là tiêu diệt tế bào ác và tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Từ đó giúp bạn phòng chống và nguy cơ phát sinh ung thư.
Tăng cường chức năng tiêu hóa
Với những người hay bị đau bụng do nhiễm lạnh, co thắt dạ dày, rối loạn tiêu hóa thì sả được xem là vị cứu tinh. Loại gia vị này có tính ấm nên giúp bụng dạ ổn định nhanh. Do đó nếu có vấn đề về tiêu hóa thì bạn nên thường xuyên ăn sả.
Ổn định tâm lý, giải tỏa căng thẳng
Tinh dầu sả có mùi thơm dễ chịu, làm dịu tâm lý cực tốt, mang đến cảm giác thư thái ngay tức khắc. Vậy nên nếu thường xuyên bị stress, căng thẳng thì bạn nên dùng tinh dầu sả để xông phòng ốc hoặc xông mặt bằng nước sả đun.
Làm đẹp
Những hoạt chất chống oxy hóa trong sả rất có lợi cho làn da và mái tóc. Tinh dầu sả có khả năng kháng khuẩn tốt. Từ đó giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị mụn và viêm nang lông.
Ngoài ra, khả năng chống lão hóa của đại diện này còn giúp da căng mịn, giảm thiểu nếp nhăn và đẹp lên qua từng ngày.
Sả có thể được thu hái, làm sạch và bảo quản ngay hoặc băm/cắt nhỏ rồi mới đem đi cất trữ. Cụ thể, bạn hãy tham khảo 3 cách bảo quản sả tươi lâu siêu hiệu quả dưới đây:
Đối với sả tươi, sau khi đã rửa sạch, bạn có thể bảo quản theo 2 cách:
Dùng nước
Chọn bình chứa đựng vừa số sả cần bảo quản. Sau đó thêm chừng 100ml nước lọc và 2,5 thìa cà phê đường cát, khuấy đều rồi nhúng gốc sả vào. Nếu lượng sả nhiều, bạn tăng lượng nước và đường theo tỷ lệ thuận để pha chế dung dịch ngâm.
Khi bảo quản theo hướng dẫn trên, nước có thể hao hụt do hóa hơi hoặc bị sả hút lên. Vậy nên bạn cần thường xuyên bổ sung thêm dung dịch bảo quản. Với cách làm này, bạn có thể cất trữ sả tươi trong 10 ngày.
Dùng tủ lạnh
Để bảo quản trong tủ lạnh, bạn hãy bỏ phần sâu, vỏ héo bên ngoài rồi rửa sạch, thấm khô bề mặt sả. Sau đó gộp thành từng nhóm cỡ 3 - 5 cây rồi quấn kín bằng màng bọc thực phẩm. Cuối cùng cho vào tủ lạnh để cất trữ.
Khi làm đúng hướng dẫn, bạn có thể dùng trong 20 ngày nếu bảo quản sả chanh trong ngăn mát. Nếu bỏ ngăn đông thì hạn dùng có thể chạm ngưỡng 4 tuần.
Nếu sả đã được xay/băm nhỏ thì bạn có thể bảo quản theo hai hướng:
Ngâm trong dầu
Cho sả đã làm nhỏ vào một hũ thủy tinh sạch, sau đó thêm chút muối rồi trộn đều. Tiếp theo đổ từ từ dầu ăn cho đến khi ngập sả rồi đậy nắp khít, cho vào ngăn mát của tủ lạnh.
Khi cần dùng, bạn dùng thìa sạch để lấy một lượng sả vừa đủ ra để nấu ăn, sau đó lại đậy khít nắp. Với hướng dẫn trên, bạn có thể dùng gia vị trong vài tháng.
Cho vào ngăn đá
Cho nguyên liệu cần cất trữ vào từng ô của khay đá. Khi cần dùng lấy từng viên sả đã hóa đá ra để rã đông. Cách này vừa giúp bảo quản trong thời gian dài, vừa không khiến sả băm/xay bị chuyển màu thâm đen.
Cho nguyên liệu vào túi. Khi đổ gần đầy thì dàn phẳng theo chiều ngang, ép nhẹ từ dưới lên miệng túi để đẩy khí ra, sau đó mới kéo khít khóa.
Bước tiếp theo là đưa túi chứa sả vào ngăn đá để bảo quản ở trạng thái dẹp như khi ép khí. Khi cần, bạn chỉ việc bẻ nhẹ là các khúc/lát sả sẽ rời nhau, rất tiện lấy ra một lượng nhỏ.
Nếu nương theo chỉ dẫn nói trên thì bạn có thể kéo dài thời gian sử dụng của sả cắt khúc/thái lát lên tới 3 - 4 tháng.
Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về đặc điểm của sả, tác dụng của loại gia vị này và cách bảo quản sả tươi lâu ở nhiều trạng thái khác nhau. Hãy tham khảo phương thức cất trữ này và làm theo để có thể dùng sả trong thời gian dài mà không cần phải lựa mua hằng ngày bạn nhé!
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.