Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Cách bổ sung cho trẻ sơ sinh thiếu Vitamin K

Ngày 12/09/2022
Kích thước chữ

Vitamin luôn quan trọng với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh thiếu Vitamin K sẽ bị ảnh hưởng như thế nào là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa.

Mỗi loại Vitamin có một công dụng khác nhau, nhìn chung chúng đều là thành phần không thể thiếu để tăng cường sức khỏe. Trẻ sơ sinh thiếu Vitamin K sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khoẻ? Cách bổ sung Vitamin K cho con trẻ tốt nhất là gì? Cùng nhà thuốc Long Châu giải đáp thắc mắc trên ở bài viết sau đây.

Vitamin đối với sức khỏe của bé

Vitamin K thường không được nhắc đến nhiều như các loại Vitamin khác, nhưng chúng lại đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình làm đông máu, giảm chảy máu ở trẻ em. Muốn trẻ phát triển toàn diện thì không thể không bổ sung Vitamin K hằng ngày. Hiện nay, có 3oại Vitamin K như sau:

  • Vitamin K1: Vitamin K dễ dàng tìm thấy thông qua các loại thực phẩm tự nhiên.
  • Vitamin K2: Một loại Vitamin K tổng hợp được sản xuất từ vi khuẩn có lợi tìm thấy trong hệ tiêu hoá.
  • Vitamin K3: Vitamin nhân tạo dành riêng cho người không có khả năng hấp thụ Vitamin K từ các nguồn thực phẩm. Tuy nhiên có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.
Giải đáp mẹ bỉm: Cách bồi bổ cho trẻ sơ sinh thiếu Vitamin K 1 Trẻ sơ sinh thiếu Vitamin K khiến nhiều mẹ bỉm lo lắng

Tác dụng của Vitamin K với sức khỏe của trẻ:

  • Tăng cường hệ miễn dịch.
  • Hỗ trợ cơ thể dễ hấp thu Canxi và khoáng chất cho xương thêm chắc khỏe.
  • Giúp máu đông nhanh, hạn chế việc mất máu khi bị thương.
  • Ngăn ngừa sỏi thận.
  • Giảm chảy máu trong gan khi phải dùng kháng sinh thời gian dài.

Nguyên nhân gây thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trước khi bổ sung vitamin K cho trẻ sơ sinh, cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ thiếu loại vitamin này. Cơ thể trẻ được cung cấp Vitamin K từ lượng dự trữ trong quá trình mang thai, hoặc được tạo ra tự nhiên từ các vi khuẩn trong ruột, từ sữa mẹ, sữa công thức và một số loại thực phẩm như rau xanh, thịt, gan động vật...

Tất cả trẻ sơ sinh đều có nguy cơ bị chảy máu do thiếu hụt vitamin K cao hơn cho đến khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn thông thường. 

Một số nguyên nhân trẻ sơ sinh thiếu vitamin K là do:

  • Trẻ sơ sinh có rất ít vitamin K dự trữ trong cơ thể vì chỉ có một lượng nhỏ được truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai.
  • Người mẹ không ăn bồi dưỡng trong những tháng cuối của thời kỳ thai, đặc biệt những người mẹ ăn kiêng sau sinh như kiêng ăn mỡ, dầu,... thì lượng vitamin K trong sữa mẹ càng ít.
  • Vitamin K được tạo ra tự nhiên trong ruột nhưng do trẻ sơ sinh có ít vi khuẩn nên khả năng tổng hợp vitamin K ở ruột chưa đủ. Vì thế trẻ nhỏ càng dễ bị thiếu vitamin K dẫn đến xuất huyết não, màng não hơn trẻ lớn.
  • Trong sữa mẹ có chứa vitamin K nhưng với một lượng quá thấp để có thể bảo vệ trẻ, vì vậy trẻ bú sữa mẹ sẽ không nhận đủ vitamin K từ sữa mẹ.
  • Một số trẻ phải sử dụng thuốc sớm, trong đó có một số loại thuốc làm giảm hấp thu vitamin K. Ngoài ra, bị rối loạn tiêu hóa cũng làm cho nguồn vitamin K tổng hợp ở ruột ít.
  • Khi người mẹ dùng một số thuốc như thuốc chống co giật, warfarin hoặc thuốc chống lao có thể gây nên bệnh lý xuất huyết trẻ sơ sinh điển hình và sớm.

Trẻ sơ sinh thiếu Vitamin K có nguy hiểm không?

Vitamin K được dự trữ một lượng nhất định trong cơ thể trẻ để ngăn chặn tình trạng xuất huyết. Tuy nhiên hàm lượng này khá thấp bởi trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường không được cung cấp nhiều Vitamin K. Trẻ thiếu Vitamin K rất dễ bị bầm tím hoặc chảy máu tự nhiên trong 12 tuần đầu sau sinh. Máu có thể chảy ra ở mũi, miệng hoặc chảy từ gốc rốn. Cụ thể:

  • Thiếu Vitamin K1: Cơ thể bé bị xuất huyết trong 24 giờ đầu sau sinh.
  • Thiếu Vitamin K2: Chảy máu trong tuần đầu sau sinh.
  • Thiếu Vitamin K3: Chảy máu khi bé đã được 2 - 12 tuần tuổi.

Theo nghiên cứu, có đến 90% trẻ xuất huyết não thường xảy ra vào lúc 30 - 40 ngày tuổi, mà nguyên nhân là do thiếu vitamin K. Các trẻ bị xuất huyết não mặc dù được điều trị tích cực nhưng tỉ lệ tử vong hoặc để lại di chứng vẫn cao. Trong đó, tỉ lệ tử vong là 25 - 40%, tỉ lệ để lại di chứng là 40 - 50%. Các di chứng hay gặp nhất gồm có: Teo não, não úng thủy, não bé, động kinh, bại não...

Cách bổ sung cho trẻ sơ sinh thiếu Vitamin K 2 Nguy cơ trẻ bị xuất huyết não do thiếu Vitamin K

Dấu hiệu trẻ sơ sinh thiếu Vitamin K:

  • Phân của bé có lẫn máu. Phân thường có màu đen như hắc ín, màu sẫm và có mùi tanh.
  • Máu có lẫn trong nước tiểu.
  • Chảy máu mũi hoặc chảy máu cuống rốn.
  • Rất dễ bị bầm, hay bầm xung quanh đầu và mặt.
  • Ngủ li bì, hay quấy khóc.
  • Co giật, nôn nhiều hay gặp ở trẻ xuất huyết não.

Bé nào có nguy cơ chảy máu do thiếu Vitamin K?

  • Sinh non trước 37 tuần.
  • Sinh mổ.
  • Trẻ bị khó thở sau sinh.
  • Trẻ có bệnh lý về gan hay phải trải qua quá trình sinh đẻ khó khăn.

Cách bổ sung Vitamin K cho trẻ hiệu quả

Trẻ sơ sinh thiếu Vitamin K ngày nay không phải hiếm gặp. Tuy nhiên do điều kiện sinh đẻ tại bệnh viện ngày càng chất lượng và an toàn, nên tình trạng xuất huyết sau khi vừa sinh ở trẻ khá hiếm. Nếu có thì sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm hay uống Vitamin K ngay để không gây nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể:

Tiêm Vitamin K

Bé sau sinh cần tiêm một mũi Vitamin K1 hoặc Vitamin K3. Theo khuyến cáo của bác sĩ, trẻ sơ sinh cần được bổ sung 1 liều vitamin K bằng cách tiêm. Nếu con bạn có các yếu tố nguy cơ bị chảy máu do thiếu vitamin K, tiêm vitamin K cũng sẽ dễ hấp thu hơn so với dạng uống.

Giải đáp mẹ bỉm: Cách bồi bổ cho trẻ sơ sinh thiếu Vitamin K 2 Tiêm Vitamin K cho trẻ sơ sinh thường được bác sĩ chỉ định tại bệnh viện

Uống Vitamin K

Vitamin K dạng uống rất dễ sử dụng, không xâm lấn. Tuần đầu tiên mới chào đời, trẻ sẽ được được uống 2 liều và 1 liều được uống khi trẻ được 1 tháng tuổi. Đây là cách uống Vitamin K khi bé bú mẹ.

Nếu trẻ bú sữa công thức, có thể cho vitamin K vào bình sữa của trẻ. Tuy nhiên, Vitamin K dạng uống có thể không đảm bảo được hấp thụ khi trẻ sơ sinh rất dễ bị nôn ở giai đoạn này. Nếu trẻ sơ sinh bị nôn trong vòng 1 giờ sau khi uống vitamin K, bác sĩ có thể khuyên bạn lặp lại liều.

Phòng ngừa thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh

Khả năng trẻ sơ sinh sau khi được chăm sóc tại nhà thiếu Vitamin K là rất cao, bởi lúc ấy bố mẹ bé tự cho con bú và chăm con mà không có sự chú ý của bác sĩ. Vậy nên cách bổ sung cho trẻ lúc này cần chú ý vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bé thường bú mẹ trong 6 tháng đầu tiên, vậy nên người mẹ cần ăn uống nhiều thực phẩm tốt, giàu Vitamin K để con hấp thụ tốt qua sữa.

Một số thực phẩm giàu Vitamin K1 như sau: Rau chân vịt, cải xoăn, cải bẹ xanh, lá củ dền, bông cải xanh, rau mùi, xà lách, dầu đậu nành, bơ thực vật... Các thực phẩm giàu Vitamin K2 bao gồm: Gan ngỗng, gan bò, thịt gà, sữa tươi nguyên kem, phô mai mềm/cứng...

Tuy nhiên, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Không nên tự ý bổ sung vitamin K cho trẻ, tránh trường hợp dư thừa gây tổn hại đến sức khỏe bé. Để đảm bảo sức khỏe của trẻ, bạn nên cho bé khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để chủ động tầm soát. 

Trên đây là bài chia sẻ về cách bổ sung cho trẻ sơ sinh thiếu Vitamin K hiệu quả nhất. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, các bậc phụ huynh có thể chủ động chăm sóc trẻ khỏe mạnh và khoa học nhất.

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.