Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Việc nhổ răng là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, đặc biệt là khi răng bị hỏng hay sâu nặng. Tuy nhiên, sau khi nhổ răng, rất nhiều người gặp phải tình trạng chảy máu và không biết cách cầm máu hiệu quả để tránh nguy cơ nhiễm trùng và giảm thiểu đau đớn. Vậy cách cầm máu khi nhổ răng như thế nào để nhanh chóng lành thương? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều e ngại nhất khi nhổ răng chính là cơn đau và tình trạng chảy máu kéo dài, gây khó chịu và có nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu biết cách cầm máu khi nhổ răng đúng cách, bạn có thể nhanh chóng lành thương và tránh được những rủi ro không đáng có. Vậy làm thế nào để cầm máu khi nhổ răng một cách hiệu quả?
Sau khi nhổ răng, chảy máu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Dưới đây là một vài cách cầm máu khi nhổ răng hữu ích, nhanh chóng và hiệu quả hơn:
Cách này được xem là một trong những cách cầm máu sau khi nhổ răng hiệu quả và nhanh nhất. Sau khi nhổ răng, nha sĩ sẽ đặt một bông y tế vô trùng vào vết thương và hướng dẫn bạn cắn chặt vào vị trí đó. Bằng cách này, máu ở vết thương sẽ được thấm từ từ vào miếng bông gạc và đông lại nhanh hơn. Khi về nhà, bạn có thể thực hiện các bước sau để cầm máu:
Sau khi nhổ răng, để giảm thiểu tình trạng chảy máu và đảm bảo quá trình hồi phục nhanh chóng, bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc cầm máu theo đúng liều lượng và cách dùng.
Việc tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc cầm máu là điều cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị cao nhất.
Trong vòng 24 giờ đầu sau khi nhổ răng, bạn cần tránh các tác động đến cục máu đông. Cục máu đông đóng vai trò quan trọng trong việc cầm máu và hồi phục vết thương, do đó, bạn cần loại bỏ những thói quen sau đây:
Để nhanh chóng hồi phục sau khi nhổ răng, bạn cần tạo điều kiện cho cơ thể nghỉ ngơi và hạn chế tác động đến vết thương. Tránh làm việc nặng và đặt đầu cao khi ngủ để kiểm soát chảy máu.
Đồng thời, việc ăn uống thực phẩm hợp lý cũng rất quan trọng. Hãy ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng như cháo, súp, tránh ăn thức ăn cứng. Nên nhai chậm và nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương cho vết thương.
Bổ sung sinh tố trái cây và rau xanh cũng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, hồi phục cơ thể.
Bạn không nên uống rượu bia trong thời gian này để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Để đảm bảo vết thương sau khi nhổ răng nhanh lành, cần hạn chế việc hút thuốc. Thuốc lá có thể làm cho vết thương chảy máu khó cầm và dễ gặp biến chứng hơn.
Nếu bạn có thói quen hút thuốc, hãy tránh hút thuốc ít nhất trong 48 giờ sau khi nhổ răng để đảm bảo sức khỏe của mình.
Để giúp vết thương sau khi nhổ răng nhanh chóng hồi phục, chăm sóc răng miệng đúng cách là rất quan trọng. Sau khi nhổ răng, bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng và giúp kiểm soát việc chảy máu.
Trong những ngày tiếp theo, bạn nên đánh răng bằng bàn chải mềm và nhẹ nhàng, tránh chạm vào vị trí vừa nhổ răng. Ngoài ra, mẹo cầm máu sau khi nhổ răng là bạn nên sử dụng sợi chỉ nha khoa để làm sạch những khoảng trống giữa các răng, tránh tình trạng nướu chảy máu và nhiễm trùng.
Nếu cảm thấy khó chịu hoặc xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng hoặc nhiễm trùng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Nếu máu vẫn tiếp tục chảy dài sau khi bạn áp dụng các biện pháp cầm máu sau khi nhổ răng, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị phù hợp.
Để tránh các biến chứng nguy hiểm, việc thực hiện cách cầm máu khi nhổ răng đúng cách rất quan trọng. Bạn cần lưu ý áp dụng các mẹo cầm máu sau khi nhổ răng và vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối sinh lý, đánh răng nhẹ nhàng và tránh chạm vào vị trí vừa nhổ răng.
Nhổ răng là một thủ thuật y tế phổ biến tuy nhiên, sau khi nhổ răng, việc cầm máu đúng cách là rất quan trọng để tránh nguy cơ nhiễm trùng và giúp cho vết thương sớm lành. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã biết được cách cầm máu sau khi nhổ răng để nhanh chóng lành thương và tránh được những rủi ro không đáng có.
Xem thêm:
Phương Nhi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.