Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Cách chăm sóc trẻ sinh non 33 tuần cha mẹ nên biết

Ngày 30/08/2023
Kích thước chữ

Mặc dù có một thai kỳ khỏe mạnh nhưng nguy cơ trẻ sinh non 33 tuần vẫn có thể xảy ra. Vậy đối với trẻ sinh non 33 tuần thì quá trình chăm sóc có giống như trẻ sinh đủ tháng hay không? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu câu trả lời dưới đây nhé.

Thai nhi có thể sinh non 33 tuần, điều này đồng nghĩa với việc trẻ được sinh ra sớm hơn dự định rất nhiều. Do đó, bạn cần biết được nguyên nhân và cách chăm sóc để trẻ có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị sinh non vào tuần thứ 33?

Mặc dù có những mẹ có quá trình mang thai bình thường, phát triển khoẻ mạnh nhưng vẫn tiềm tàng nguy cơ bị sinh non. Trong khi đó, một số mẹ bầu gặp phải các biến chứng của thai kỳ lại có thể sinh con ra đủ tháng.

Có nhiều trường hợp người mẹ có các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ thì bác sĩ sẽ chỉ định chấm dứt thời kỳ mang thai, đây chính là nguyên nhân sinh non theo chỉ định của y khoa. Một số vấn đề của mẹ thường gặp phải như là thai giới hạn tăng trưởng, tiền sản giật.

cach-cham-soc-tre-sinh-non-33-tuan-cha-me-nen-biet 1.jpg
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị sinh non? Trẻ sinh non 33 tuần có khả năng phát triển bình thường hay không?

Các nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng trẻ sinh non 33 tuần:

  • Có nhiều em bé cùng một lúc, tức là mang đa thai.
  • Bị xuất huyết tử cung.
  • Căng thẳng kéo dài.
  • Nhiễm trùng tử cung hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
  • Người mẹ có tiền sử sinh non trước đó.
  • Khoảng cách mang thai so với lần trước chưa tới 2 năm.
  • Có tiền sử phẫu thuật tử cung hoặc cổ tử cung quá ngắn.
  • Hút thuốc là và sử dụng chất kích thích trong thời kỳ mang thai.

Trẻ sinh non 33 tuần có khả năng phát triển bình thường hay không?

Các nhà khoa học đã nhận định rằng mặc dù trẻ sinh non 33 tuần nhưng vẫn có khả năng phát triển một cách khỏe mạnh. Bởi vì trong 33 tuần mang thai trẻ đã gần như phát triển đầy đủ. Trẻ đã có một bộ khung xương được hình thành đầy đủ, các móng tay dài đến đầu ngón tay và đối với các bé trai thì tinh hoàn đã đi xuống bìu.

Tuy nhiên điều mà các mẹ cần lưu ý là hệ miễn dịch của trẻ. Lí do là vì hệ thống hô hấp chỉ được hoàn thiện ở những tháng cuối của thai kỳ và các kháng thể của người mẹ chỉ truyền sang con trong thời điểm này. Vì vậy mà khả năng miễn dịch của trẻ vẫn sẽ bị ảnh hưởng một phần.

Ngoài ra vẫn có một số điều đáng lo ngại mà các mẹ cần phải đối mặt như là:

  • Phổi của trẻ chỉ phát triển hoàn thiện vào tuần thứ 36. Vì thế đối với trẻ sinh vào thời điểm tuần 33 thì bé cần phải có sự hỗ trợ từ các thiết bị y tế để có thể hô hấp được như bình thường.
cach-cham-soc-tre-sinh-non-33-tuan-cha-me-nen-biet 2.jpg
Trẻ sinh non 33 tuần thì bé cần phải có sự hỗ trợ từ các thiết bị y tế để có thể hô hấp được
  • Trẻ cần nhiều thời gian để học cách tập bú. Chuỗi phản xạ bú - nuốt - thở của em bé chưa được phối hợp linh hoạt và nhịp nhàng cho nên sẽ không đủ khỏe mạnh để hấp thụ các chất dinh dưỡng từ sữa mẹ để phát triển và tăng cân.
  • Trong thời điểm này gia đình cũng cần phải để ý đến một số dấu hiệu bị kích thích quá mức từ môi trường, chẳng hạn như là hắt hơi, nấc cụt, khóc hoặc ưỡn người ra. Hãy cố gắng bảo vệ giấc ngủ của con trong thời điểm này vì điều này rất quan trọng.

Chăm sóc trẻ sinh non vào tuần thứ 33

Trẻ sinh vào tuần 33 sẽ không gặp phải các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên vẫn sẽ tiềm ẩn nguy cơ biến chứng sinh non. Vậy nên quá trình chăm sóc sẽ cần có nhiều thời gian và sự giúp đỡ của những người có khả năng chuyên môn cao.

Việc đầu tiên mà người mẹ cần làm trong quá trình chăm sóc trẻ là con phải nằm trong khu vực chăm sóc đặc biệt của trẻ sơ sinh tại bệnh viện. Các thiết bị y tế tiên tiến sẽ giúp trẻ duy trì các phản xạ bình thường như những đứa trẻ được sinh đủ tháng.

Việc thứ hai được khuyến khích là mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ. Khi trẻ sơ sinh được bú sữa sẽ nhận được các kháng thể có trong sữa, điều này giúp ích cho việc ngăn chặn chống lại các bệnh mà trẻ có nguy cơ mắc phải.

cach-cham-soc-tre-sinh-non-33-tuan-cha-me-nen-biet 3.jpg
Trẻ sinh non vào tuần thứ 33 nên nhận chất dinh dưỡng từ sữa mẹ

Điều thứ ba là sau khi con được xuất viện việc quan trọng phải làm là phải cho con ăn uống thường xuyên để giúp tăng cân. Gia đình cần dẫn con đến gặp bác sĩ nhi khoa để theo dõi sự phát triển, tăng trưởng của trẻ. Nếu trẻ gặp phải các biến chứng lâu dài liên quan đến sinh non thì nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị càng sớm càng tốt.

Thứ tư là trẻ sinh ở tuần 33 có nguy cơ cao bị các bệnh liên quan đến đường hô hấp, các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Nguyên nhân là do bố mẹ cho con ăn dặm quá sớm hoặc không đảm bảo trong quá trình lưu trữ và pha sữa. Vì thế, để đảm bảo trẻ được khỏe mạnh thì nên cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên nếu có thể và đi tiêm phòng đều đặn, đúng lịch.

Một số biến chứng mà trẻ sinh non 33 tuần có thể gặp

Các biến chứng có thể gặp khi trẻ sinh non vào tuần thứ 33 của thai kỳ:

Viêm ruột hoại tử: Đây là một tình trạng mà một phần của ruột của trẻ bị tử thương và viêm nhiễm. Viêm ruột hoại tử thường được điều trị bằng cách ngừng cho trẻ ăn và sử dụng các phương pháp điều trị y tế. Trong nhiều trường hợp, viêm ruột hoại tử có thể giảm đi và không để lại di chứng nghiêm trọng.

Loạn sản phế quản phổi: Đây là một vấn đề về phổi mà phế quản (ống dẫn không khí đến phổi) không phát triển đầy đủ. Điều trị có thể liên quan đến việc sử dụng máy thở hoặc máy hỗ trợ hô hấp. Một số trẻ có thể cần theo dõi và chăm sóc tại bệnh viện sau khi ra khỏi viện.

Võng mạc do sinh non: Võng mạc là một lớp mỏng màng bên trong mắt. Sinh non có thể gây ra vấn đề với võng mạc, và điều này cần được theo dõi và điều trị bởi một bác sĩ mắt.

Xuất huyết não thất: Đây là một tình trạng xuất huyết trong phần não thất của não. Điều này có thể cần sự can thiệp y tế để kiểm soát và giảm thiểu hậu quả.

Vàng da: Tình trạng vàng da là phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường do tăng bilirubin máu. Điều này có thể được kiểm soát thông qua ánh sáng phototherapy và quản lý chế độ ăn uống của trẻ.

Đường tiêu hóa, hạ đường huyết và nhiệt độ không ổn định: Các vấn đề này thường được quan sát ở trẻ sinh non do hệ tiêu hóa, hệ thống đường huyết và cơ nhiệt độ cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn toàn. Điều quan trọng là theo dõi và quản lý chúng để đảm bảo sức khỏe của trẻ.

Tất cả các biến chứng này cần sự theo dõi, chăm sóc và điều trị từ đội ngũ y tế chuyên nghiệp. Mẹ bầu và gia đình nên thảo luận và hợp tác chặt chẽ với bác sĩ và nhân viên y tế để đảm bảo trẻ được chăm sóc tốt nhất và giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Trên đây là thông tin về cách chăm sóc trẻ sinh non 33 tuần mà các mẹ có thể tham khảo. Hy vọng với lời giải đáp trên đã giúp mẹ có những kiến thức cần thiết trong quá trình chăm sóc trẻ để trẻ có thể được phát triển tốt nhất.

Xem thêm: Trẻ sinh non có thông minh hay không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.