Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cách chữa lao phổi bằng cây bình bát là phương pháp điều trị lao phổi bằng y học cổ truyền đã được cha ông ta sử dụng từ lâu. Vậy cách chữa này có đem lại hiệu quả cao không và cách thực hiện ra sao?
Cách chữa lao phổi bằng cây bình bát khá đơn giản và dễ thực hiện. Để tìm hiểu sâu hơn về phương pháp này, bạn hãy theo dõi nội dung ở bài viết sau.
Cây bình bát hay còn có tên gọi là cây na xiêm (ở miền Nam) hoặc cây na rừng (ở miền Bắc). Quả bình bát thường được dùng để pha thành nước giải khát để uống vào mùa hè rất tốt cho sức khỏe, nhất là với phụ nữ. Không những vậy, loại cây này còn được xem là một vị thuốc nổi bật của Đông y ngay cả khi sử dụng độc lập hoặc kết hợp với những vị thuốc khác.
Theo y học hiện đại, chiết xuất từ vỏ cây và lá cây bình bát có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, có khả năng ức chế nấm rất hiệu quả. Phần rễ, vỏ và hạt của quả thường chứa các độc tố nên có khả năng tiêu diệt những tế bào gây ung thư phổi.
Theo đó, đông y còn ghi nhận thêm những tác dụng của cây bình bát như lợi tiểu, nhuận tràng, hỗ trợ nguy cơ chống trầm cảm. Cây bình bát thường được dùng để chữa trị những bệnh nhuê lao phổi, tiểu đường, mẩn ngứa, nổi mề đay, lao phổi cũng như các bệnh lý về xương khớp.
Từ xa xưa, đông y đã xem cây bình bát là một trong số các vị thuốc quý có tác dụng điều trị lao phổi hiệu quả. Khi bệnh nhân vừa mới chớm bệnh thì hoàn toàn có thể sử dụng loại cây này. Tuy nhiên, cũng bởi do cây có chứa độc tính nên người bệnh tuyệt đối không được phép tùy ý sử dụng mà cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ, lương y.
Theo đó, bệnh nhân thường có xu hướng dùng cây bình bát để chữa lao phổi khi bị tái bệnh, lao kháng thuốc, bị chớm bệnh hay dùng để giảm thiểu và khống chế những triệu chứng mà bệnh lao gây ra như ho ra đờm, ho ra máu, đau nhức tại vùng phổi.
Để chữa lao phổi, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc sau:
Bạn lấy 300gr đến 500gr lá bình bát khô rồi đem đi rửa sạch và phơi nắng trong vòng vài ngày. Sau đó, bạn đem lá khô sao lên trong niêu đất cho đến khi lá có mùi thơm. Bạn bảo quản lá ở trong túi nilon hoặc hộp đựng ở những nơi khô ráo.
Mỗi ngày, bạn hãy lấy một năm rồi đun lên cùng với 750ml đến 1 lít nước (khoảng 3 bát nước con). Bạn đun cho đến khi chỉ còn 7 đến 8 phần nước cốt thì dừng lại và để nguội rồi sử dụng. Sau hai bữa chính, bạn hãy chắt ra một cốc nước rồi dùng để uống.
Sử dụng lá bình bát tươi cũng đem lại hiệu quả rất cao trong quá trình điều trị căn bệnh lao phổi. Thông thường, cách chữa này hay áp dụng cho những người không có nhiều thời gian để phơi khô lá và sao lá.
Bạn rửa sạch một nắm lá bình bát tươi rồi ngâm thật kỹ để nhựa ở trong lá chảy ra ngoài. Bạn để cho thật ráo nước rồi đem đi thái nhỏ và cho vào trong ấm để sắc với 1,5 lít nước. Bạn đun cho đến khi chỉ còn ½ lượng nước thì dừng lại.
Trong quá trình điều trị lao phổi bằng cây bình bát, bạn cần phải lưu ý đến các vấn đề sau:
Cũng bởi lao phổi là căn bệnh có khả năng lây lan rất nhanh nên bạn cần phải đeo khẩu trang thường xuyên và khạc nhổ đúng quy định. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên cách ly riêng và tránh tiếp xúc với người khác khi đang trong quá trình trị bệnh.
Trên đây là cách chữa lao phổi bằng cây bình bát mà bạn có thể cân nhắc để áp dụng tại nhà. Hãy kiên trì thực hiện và tuân thủ các nguyên tắc khi sử dụng cây bình bát để hiệu quả mang lại sẽ là tốt nhất nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.