Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sử dụng sắn dây chữa nhiệt miệng là cách làm an toàn cho cả người lớn và trẻ em. Cùng tham khảo cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây dưới đây.
Bột sắn dây là một trong những thành phần có tác dụng thanh nhiệt giải độc hiệu quả cho cơ thể. Đặc biệt, cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây sẽ giúp làm lành vết nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem cách trị nhiệt miệng bằng bột sắn dây được thực hiện thế nào qua bài viết sau đây.
Sắn dây là một loại cây leo nhiệt đới gần như tất cả các bộ phận của sắn dây đều được dùng làm thuốc Đông Y để chữa nhiều bệnh lý. Bột sắn dây có vị ngọt cay, tính bình có tác dụng trong việc thanh nhiệt, giải độc cũng như làm mát cơ thể. Nhờ những tác dụng này mà bột sắn dây được sử dụng như một bài thuốc dùng chữa cảm sốt, nhức đầu, mụn nhọt và đặc biệt là điều trị nhiệt miệng.
Việc sử dụng sắn dây chữa nhiệt miệng là cách làm an toàn cho cả người lớn và trẻ em. Bạn có thể yên tâm khi sử dụng nguyên liệu này đảm bảo tính an toàn không gây ra tác dụng phụ.
Chính nhờ vào khả năng giải độc và làm mát cơ thể hiệu quả mà sắn dây đã được ông bà ta từ xưa dùng chữa nhiệt miệng, giảm các vết loét miệng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây thực hiện như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị: 10 - 15g bột sắn dây.
Cách thực hiện: Bạn pha loãng bột sắn dây với nước đun sôi để nguội (bạn có thể pha nhiều hoặc ít nước theo nhu cầu), tốt nhất bạn không nên cho thêm đường.
Cách sử dụng: Dùng nước sắn dây pha loãng mỗi ngày nên dùng 2 lần trong ngày, sẽ giúp các vết nhiệt miệng nhanh chóng se lại và nhanh lành.
Bạn cũng có thể dùng cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây cho trẻ em. Tuy nhiên, cần lưu ý nấu chín bột không nên dùng sống.
Một số lưu ý khi dùng sắn dây để trị nhiệt miệng:
Cùng với việc áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây. Các bạn có thể thực hiện các cách điều trị nhiệt miệng đơn giản sau đây, cũng sẽ giúp mang lại hiệu quả rất tốt và đảm bảo an toàn.
Dù tình trạng nhiệt miệng gây ra những cơn đau và khó chịu nhưng bạn không được bỏ qua việc đánh răng 2 - 3 lần mỗi ngày. Lưu ý chúng ta chỉ đánh răng trong khoảng 1 - 2 phút không lâu hơn sẽ làm đau rát vết nhiệt miệng.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý cũng giúp làm dịu cơn đau, giúp sát khuẩn loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, hạn chế tình trạng lan rộng của vết loét nhiệt miệng. Bạn có thể dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn hạn chế tình trạng vi khuẩn phát triển.
Các bạn cần uống đủ nước khoảng 1, 5 - 2 lít nước, giúp cơ thể không bị thiếu nước. Bạn không nên uống các loại đồ uống nóng, các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
Đồng thời, nên bổ sung các đồ uống thanh mát như nước ép trái cây, rau củ, nước dừa, nước cam, chanh, bưởi… giúp tăng cường vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Thêm rau xanh vào khẩu phần ăn mỗi ngày để giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể từ các loại rau má, rau dền, mồng tơi, cà chua,...
Các bạn cần tập luyện thể dục để giúp tăng cường sức đề kháng từ đó giúp các vết loét nhiệt miệng nhanh khỏi. Khi cơ thể có sức đề kháng tự chống lại các vi khuẩn có hại cũng sẽ giúp bệnh nhiệt miệng tự khỏi.
Bạn cũng nên xây dựng lối sống lành mạnh, luôn vui vẻ tích cực, không để cơ thể bị stress. Ngoài ra, các bạn cũng không nên lạm dụng các loại thuốc kháng sinh khiến cơ thể dễ sinh nhiệt gây nhiệt miệng. Bạn cần tránh thức khuya, tập thói quen ngủ đủ giấc để tăng cường sức khỏe, giúp nhiệt miệng nhanh khỏi cũng như phòng tránh bệnh quay trở lại.
Trên đây là những chia sẻ trên đây về cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây khá đơn giản và hiệu quả, các bạn có thể áp dụng ngày tại nhà. Mong rằng qua các thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.