Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm da tiếp xúc do côn trùng là một phản ứng tức thì của cơ thể khi da của bạn tiếp xúc với những chất do côn trùng tiết ra. Tình trạng này xuất hiện nhiều vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, vào lúc giao mùa, mùa mưa.
Viêm da tiếp xúc do côn trùng mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thường ngày và dễ xảy ra đồng thời ở những người chung sống trong cùng môi trường. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về bệnh viêm da do tiếp xúc côn trùng trong bài viết dưới đây.
Viêm da tiếp xúc do côn trùng là tình trạng thái da bị kích ứng khi vô tình tiếp xúc với một số loại hóa chất được tiết ra từ côn trùng.
Có nhiều tác nhân gây da viêm da tiếp xúc, các loài côn trùng thuộc cánh cứng thuộc chi Paederus là nguyên nhân chủ yếu trong đó có kiến ba khoang là một côn trùng khá quen thuộc với chúng ta. Loài côn trùng này không cắn hay đốt, nhưng tiết ra chất lỏng có chứa paederin, một chất gây phồng rộp mạnh. Nếu không được rửa sạch ngay lập tức, hóa chất này sẽ dẫn đến viêm da tuyến tính bao gồm da bị kích ứng đỏ và nổi mụn nước. Ngoài ra, một số loại côn trùng được xem là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc gồm có: Sâu ban miêu, bướm đuôi vàng, bướm đêm, bướm bụi… Đối với những loài côn trùng này, khi tiếp xúc với các loại dị nguyên bám trên cơ thể chúng như phấn hoa, nấm mốc, dịch tiết, mủ nhựa có thể làm da bạn tổn thương và gây ra những triệu chứng khó chịu hơn.
Đối với những loại côn trùng thông thường, sau khi tiếp xúc phải thì làn da thường có dấu hiệu sưng đỏ nhẹ và tình trạng này sẽ thuyên giảm sau khoảng vài giờ. Tuy nhiên nếu tiếp xúc với các loại côn trùng mà chất tiết của chúng có chứa các thành phần như pederin và axit phospho, lúc này da của bạn có thể bị những biểu hiện của dị ứng, phát ban, kích thích và nổi mụn nước.
Khi da tiếp xúc với các chất mà côn trùng tiết ra, lúc đầu sẽ bạn sẽ thấy da xuất hiện những đốm đỏ, vết dài như vết cào xước, hơi sưng nhẹ, kích thước nhỏ, cảm giác ngứa, rát, bỏng.
Tình trạng mụn nước lấm tấm hoặc bọng nước và bọng mủ li ti có thể sẽ xuất hiện trong 1 - 3 ngày sau đó, gây ra cảm giác đau rát hơn, có thể khiến cho bạn bị sốt nhẹ, mệt mỏi và khó chịu.
Với mức độ nhẹ, tổn thương trên da có thể nhanh chóng vỡ, khô và lành trong thời gian từ 3 - 5 ngày, nhưng cũng có trường hợp nặng hơn khi tổn thương lan rộng, xuất hiện bọng nước, mụn mủ nông lan sang vùng da xung quanh. Nếu tổn thương xuất hiện ở gần mắt, mí mắt có thể bị sưng, hoặc nếu các tổn thương này tại các vùng da nếp gấp như bẹn, khuỷu tay, khóe chân, nách, cổ... sự lây lan sẽ tạo ra tổn thương dạng đối xứng qua nếp gấp càng làm tăng sự khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đi lại.
Thông thường, viêm da dị ứng tiếp xúc côn trùng chỉ gây ra những tổn thương khu trú tại các vị trí da có tiếp xúc với côn trùng. Vì vậy viêm da tiếp xúc do côn trùng thường ở mức độ nhẹ, diễn biến không phức tạp, dễ điều trị và thuyên giảm sau thời gian từ 5 – 7 ngày.
Tuy nhiên, với những trường hợp tổn thương nặng do tiếp xúc với lượng lớn chất tiết từ côn trùng, triệu chứng bệnh có thể kéo dài từ 1 – 3 tuần. Đặc biệt, nếu không điều trị đúng cách, vệ sinh không hợp lý và thường xuyên chà xát lên da, tình trạng bội nhiễm sẽ rất dễ xảy ra. Vết thương bị bội nhiễm là do ảnh hưởng thêm bởi virus, vi khuẩn hoặc nấm làm cho quá trình điều trị phức tạp hơn.
Việc điều trị viêm da tiếp xúc do côn trùng khá đơn giản; mức độ lành lại của tổn thương tùy thuộc vào thời điểm phát hiện để điều trị.
Hầu hết viêm da tiếp xúc do côn trùng thường chỉ cần sử dụng thuốc bôi để giúp dịu da, xẹp vết bọng nước và nhanh chóng lành lại, tuy nhiên bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở có chuyên khoa da liễu để đảm bảo được hướng dẫn điều trị đúng cách. Các sản phẩm kem bôi có thể sử dụng khi bị viêm da tiếp xúc do côn trùng như: kem bôi Fucidin, dung dịch Jarish. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa vết thương để hỗ trợ cho quá trình hồi phục của da và tránh kì cọ làm tổn thương lan rộng.
Mặc dù viêm da tiếp xúc do côn trùng có thể điều trị dễ dàng bằng các loại kem bôi ngoài da nhưng bạn cũng không nên chủ quan, vì nếu điều trị muộn có thể khiến vùng viêm lan rộng, viêm nặng hơn dẫn đến gây mụn mủ, viêm loét, nhiễm trùng và thời gian điều trị lâu hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị bội nhiễm, bạn có thể sẽ phải dùng kháng sinh, thuốc làm giảm ngứa, giảm kích ứng, việc này cần có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Để phòng tránh bệnh viêm da do tiếp xúc côn trùng vào thời điểm giao mùa hoặc mùa mưa ẩm ướt, bạn nên thực hiện các biện pháp để hạn chế tiếp xúc với côn trùng như:
Nếu thấy côn trùng bò trên da hoặc gần mình, không được lấy tay bắt hay để tránh chà xát lên vùng da, điều này sẽ khiến chất tiết tiếp xúc với da nhiều hơn. Khi thấy côn trùng, cần tránh xa và lấy vật nào đó để giết, không được để da chạm trực tiếp vào đặc biệt là đối với loài kiến ba khoang. Nếu bị cắn hoặc lỡ tay đập chết chúng trên da mình thì cần rửa vị trí đó bằng nước sạch càng sớm càng tốt tránh độc tố tiếp xúc với da lâu gây tổn thương nặng hơn.
Diễm Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.