Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em và cách phòng ngừa

Ngày 18/05/2022
Kích thước chữ

Tình trạng viêm tủy răng rất dễ xảy ra ở các bé vì các bé đôi khi không vệ sinh răng miệng cẩn thận. Vậy cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em ra sao? Tìm hiểu ngay!

Viêm tủy răng là bệnh lý thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ bởi  răng miệng của trẻ rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, gây ra tình trạng viêm, sâu răng và có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tủy. Vậy cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em ra sao?

Nguyên nhân viêm tủy răng ở trẻ em

Tủy răng được xem là sự sống của một chiếc răng, trong tủy răng chứa buồng tủy và hệ thống ống tủy, có chức năng nuôi dưỡng ngà răng và dẫn truyền xung thần kinh. Vì tủy có chức năng dẫn truyền xung thần kinh nên khi ăn thức ăn quá nóng cũng như quá lạnh bạn có thể có cảm giác ê buốt răng. Khi răng đã mất tủy thì răng dễ mẻ, vỡ hơn rất nhiều so với răng còn tủy, đó là chức năng nuôi dưỡng răng. 

Chính bởi 2 chức năng quan trọng này mà việc bảo vệ răng, bảo vệ tủy răng là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, ở trẻ em, khi các bé chưa có thói quen bảo vệ răng dẫn đến răng dễ mắc bệnh răng miệng, nhất là sâu răng. 

Nguyên nhân và cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em hiệu quả an toàn Trẻ điều trị viêm tủy răng

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm tủy răng ở trẻ em hiện nay là sâu răng, ngoài ra còn có bệnh lý viêm nha chu, hoặc do trẻ bị chấn thương vùng răng, răng nứt, mẻ hở tủy cũng là nguyên nhân gây viêm tủy răng cho trẻ.

Bệnh viêm tủy răng ở trẻ em có ba giai đoạn với mức độ nghiêm trọng tăng dần, gồm có: Viêm tủy có thể hồi phục, viêm tuỷ răng không hồi phục và hoạt tử tủy. Trong đó, giai đoạn viêm hồi phục, các bác sĩ có thể bảo tồn một phần tủy răng cho trẻ, đối với viêm không hồi phục cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em là bắt buộc loại bỏ tủy, giữ ngà răng và giai đoạn cuối cùng có thể trẻ phải nhổ bỏ hoàn toàn chiếc răng bị viêm tủy.

Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em

Khi răng của trẻ có dấu hiệu viêm tủy, cha mẹ cần đưa các em tới cơ sở nha khoa uy tín để điều trị kịp thời, đúng cách tránh ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Quá trình và cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em còn phụ thuộc vào mức độ viêm của từng bé.

Che tủy và thực hiện trám răng

Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em này được áp dụng khi trẻ bị sâu răng sát phần tủy và có thể bị viêm tủy. Với cách này, bác sĩ sẽ vệ sinh toàn bộ vùng ngà răng bị sâu răng ăn mòn, sử dụng vôi răng (cấu tạo từ Calcium hydroxide) và đặt lên phần ngà mềm và sử dụng Eugenate trong 6 tuần. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện trám răng bằng GIC – một chất trám răng chuyên dụng thường thấy trong nha khoa.

Mục đích của cách này là ngăn chặn tình trạng sâu viêm ăn sâu vào bên trong tủy gây tình trạng viêm tủy. Nếu các em được điều trị sớm ở giai đoạn này, quá trình điều trị sẽ diễn ra dễ dàng mà không gây đau nhiều cho trẻ.

Điều trị viêm tủy có phục hồi

Đối với các trường hợp viêm tủy răng có phục hồi (viêm tủy một phần và chân răng vẫn khỏe), bác sĩ sẽ tiến hành lấy hết phần tủy bị viêm và giữ lại phần tủy còn lành, sau đó tiến hành các cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em. Sau đó, đầu ống tủy sẽ được đặt Formocresol và được trám lại bằng Eugenate và GIC.

Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em được trám lại bằng Eugenate và GIC

Đối với viêm tủy chân răng không phục hồi

Nếu trường hợp viêm tủy răng nặng và không thể phục hồi, bác sĩ nha khoa phải lấy đi toàn bộ tủy viêm và sau đó làm sạch ống tủy để tình trạng viêm không tiến triển sâu. Lúc này, chiếc răng sẽ như răng chết, không còn sự sống. Các bước trong cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em sẽ tương tự như ở trường hợp số 2. 

Tủy răng sau khi được loại bỏ toàn bộ, sẽ được thực hiện trám bít bằng Reinforced zinc oxide và eugenol hoặc các vật liệu điều trị nha khoa tương tự. Mặc dù ngà răng bên ngoài vẫn được giữ lại song độ bền và chức năng của răng sẽ bị suy giảm. Răng được điều trị tủy này thường giòn và dễ bị gãy dập, vì vậy mà khi ăn nhai cần cẩn thận tránh để tránh nứt, mẻ răng.

Tuy nhiên nếu răng bị sưng viêm tiến triển quá sâu và có xu hướng hoại tử xương răng thì khắc phục tình trạng viêm tủy răng ở trẻ em duy nhất lúc này là nhổ bỏ hoàn toàn để tránh viêm tới xương hàm của trẻ.

Phòng ngừa viêm tủy răng cho trẻ

Viêm tủy răng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ, vì thế việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé là điều vô cùng quan trọng để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến răng miệng và hạn chế tối đa các nguyên nhân gây viêm tủy răng.

Phòng ngừa viêm tủy răng cho trẻ Vệ sinh răng miệng là cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em và phòng ngừa bệnh răng miệng hiệu quả nhất

Ở trẻ nhỏ, đa số ngay từ khi còn nhỏ trẻ đều không biết thực hiện các bước vệ sinh răng miệng đúng cách nếu không được người lớn chỉ dẫn.

  • Đối với trẻ nhỏ chưa thể tự vệ sinh răng miệng, ngay cả khi bé chưa mọc răng, cha mẹ cũng nên chủ động vệ sinh lưỡi, nướu cho trẻ để ngăn ngừa sâu răng khi mọc răng. Khi trẻ đã có răng sữa, thói quen vệ sinh răng vẫn nên tích cực duy trì, nhất là khi trẻ đã bước vào giai đoạn làm quen với các loại thức ăn.
  • Đối với trẻ lớn hơn, cần chỉ dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng và tập cho trẻ hình thành thói quen vệ sinh răng miệng hai lần mỗi ngày. Trong đó, cha mẹ cần chú ý hướng dẫn trẻ cách chải răng đúng cách để bảo vệ men răng như: Chải răng dọc theo thân răng, chải từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới,…. Ngoài ra, sau mỗi bữa ăn nhẹ, cần hình thành cho trẻ thói quen súc miệng vệ sinh đầy đủ.

Ngoài ra, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng đồng thời giúp phát hiện sớm các nguy cơ bệnh lý về răng miệng như viêm tủy răng ở trẻ em, mòn chân răng, rụng răng sữa sớm,...

Trên đây là một số kiến thức liên quan tới cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em và cách phòng ngừa, hy vọng thông qua những thông tim này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về bệnh lý này ở trẻ để thực hiện phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả cho các bé nhà mình.

Phương Nhi

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin