Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Cách giảm triệu chứng đau họng hậu Covid 19

Ngày 29/03/2022
Kích thước chữ

Các F0 sau khi khỏi bệnh từ 2 đến 6 tháng, vẫn có thể gặp hàng loạt các triệu chứng và di chứng hậu Covid 19 kéo dài, đặc biệt là đau họng. Đau họng gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến giao tiếp hằng ngày của người bệnh với những người xung quanh.

Đau họng là triệu chứng phổ biến ở những bệnh nhân đang mắc Covid 19. Tuy nhiên, sau khi đã âm tính, xác định khỏi bệnh, một số bệnh nhân đã quay trở lại nơi điều trị kèm theo triệu chứng đau họng kéo dài. Đau họng kéo dài hậu Covid 19 gây ảnh hưởng nhất định đến quá trình quay trở lại công việc, cũng như việc học tập ở trẻ em cũng như thanh thiếu niên. Hãy cùng chúng tôi làm rõ vấn đề đau họng hậu Covid 19 nhé!

Nguyên nhân gây đau họng hậu Covid 19

Sau khi khỏi bệnh, cơ thể vẫn phải đang phải chống lại sự sót lại của virus, hay gọi là xác virus. Trước đó virus đã lan rộng khắp các cơ quan của cơ thể ruột, các hạch bạch huyết và các mô… để lại vật chất di truyền trong một khoảng thời gian ngắn, thường là vài tháng.

Virus còn sót lại, kích hoạt hệ miễn dịch làm cho cơ thể sản sinh ra một loại kháng thể tự miễn, có khả năng tấn công và chống lại chính cơ thể. Do đó, các mô khỏe mạnh bị phá hủy sau khỏi bệnh. Đồng thời, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở cổ họng, gây đau họng, rát họng...

Triệu chứng đau họng hậu Covid 19

Việc nhiễm bệnh do Covid 19 mỗi cá nhân sẽ có trải nghiệm khác nhau. Do đó, dấu hiệu nhận biết viêm họng hậu Covid 19 có thể rất khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm gặp phải. Thông thường, đau họng hậu Covid 19 có các triệu chứng nhận biết sau:

  • Người bệnh cảm thấy cổ họng khô, ngứa và đau rát cổ họng. Đặc biệt đau nhiều hơn khi nuốt, khi ho.
  • Một số ít xảy ra hiện tượng sưng đau, nổi hạch dưới cằm và cổ.
  • Người bệnh cảm thấy khó chịu, như mắc vướng, khó nuốt và giọng khàn khi nói chuyện.
  • Cổ họng nhạy cảm dễ buồn nôn và nôn.
  • Cơ thể bệnh nhân có thể sốt, mệt mỏi và kèm theo đau đầu.
Đau họng hậu Covid-19, người bệnh phải làm sao?1 Đau họng là triệu chứng phổ biến ở những bệnh nhân hậu Covid 19

Đau họng hậu Covid 19, người bệnh phải làm sao?

Đau họng là trường hợp rất phổ biến ở những bệnh nhân sau khi khỏi Covid 19. Tuy nhiên, khi bị đau họng, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc. Việc sử dụng không đúng đôi khi xảy ra hiện tượng “lờn thuốc”, và một số tác dụng phụ không mong muốn.

Đau họng hậu Covid-19, người bệnh phải làm sao?2 Đau họng hậu Covid 19, người bệnh phải làm sao?

Người lớn tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nếu đau họng dài dẳng kéo dài, nên đi khám sớm nhất có thể. Dưới đây là một số phương pháp tại nhà giúp cho bệnh nhân giảm đau họng có thể áp dụng như sau:

  • Người bệnh nên súc họng với nước muối sinh lý giúp sát khuẩn nhẹ nhàng cổ họng.
  • Bệnh nhân có thể dùng thêm các loại thuốc súc họng, xịt họng hoặc viên ngậm nhằm giảm đau họng.
  • Trong trường hợp đau họng kéo dài, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng thuốc và điều chỉnh nồng độ của loại thuốc theo chỉ định.
  • Người bệnh nên ăn các món loãng, dễ nuốt, dễ tiêu hóa như cháo tía tô, thịt gà hay các món soup.
  • Trường hợp đau họng dẫn đến kém ăn, mệt mỏi… nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
  • Sau khi khỏi Covid 19, không ít bệnh nhân thay đổi vị giác, trường hợp này có thể tăng thêm đường, gia vị vào thực phẩm để tạo mùi vị, kích thích vị giác, dễ ăn, tuy nhiên kiểm soát lượng muối cho phù hợp.
  • Nên bổ sung hoa quả, nước ép trái cây, rau xanh, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, D, E... nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Bệnh nhân nên uống nhiều nước ấm hoặc pha loãng chanh, mật ong và nước ấm sử dụng nhằm sát khuẩn cổ họng. Hoặc có thể pha loãng mật ong, gừng và chanh, đun cách thủy hoặc chưng hỗn hợp dùng uống trong ngày để giảm đau họng. Lưu ý, không dùng mật ong cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi.
  • Nếu có điều kiện, người bệnh có thể trang bị máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí trong nhà để ngăn không khí khô gây khó chịu cho cổ họng.
  • Tránh xa chất gây kích ứng như khói thuốc lá hoặc một số sản phẩm tẩy rửa có mùi nồng nặc.
  • Người bệnh nên kiêng rượu bia, thuốc lá, đồ lạnh, nước uống có gas và các món ăn cay nóng, cứng và khó nuốt.
  • Có thể cân nhắc bổ sung nước điện giải như oresol hoặc viên pha nước bù điện giải.
  • Người bệnh nên uống nước dừa, nước hoa quả... các loại nước như: Pocari, Aquarius, Revive... nhằm bổ sung khoáng cho cơ thể, giúp cơ thể mau phục hồi.
Đau họng hậu Covid-19, người bệnh phải làm sao?3 Người bệnh có thể dùng chanh, mật ong và gừng uống nhằm sát khuẩn nhẹ nhàng cổ họng

Bệnh nhân đau họng hậu Covid 19, khi nào nên đi khám?

Đối với trường hợp đau họng dai dẳng, có thể dẫn đến ho ra máu do xuất huyết niêm mạc họng, hơi thở bệnh nhân có mùi khó chịu, hay khó thở, phát ban, sốt cao không hạ, khàn giọng kéo dài trên 2 tuần… Bệnh nhân cần thăm khám ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.

Ngoài những triệu chứng đau rát họng, khó nuốt, khó giao tiếp, nếu viêm họng và không có dấu hiệu giảm, bệnh nhân cần đi khám sớm, do viêm họng còn làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng cực kỳ nguy hiểm. Thông thường, đau họng thường do tác nhân virus gây ra nên thường tự khỏi. Tuy nhiên, đau họng do những nguyên nhân khác cần được tiến hành điều trị kịp thời. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám khi có các biểu hiện sau:

  • Đau họng trở nên nặng nề hơn.
  • Gặp vấn đề khi nuốt, nuốt khó, không nuốt thức ăn được.
  • Gặp vấn đề khó khăn khi thở, đau họng kèm theo khó thở.
  • Bệnh nhân khó mở miệng.
  • Đau họng và đau các khớp.
  • Người bệnh sốt cao trên 38 độ C, không hạ sốt được.
  • Bệnh nhân bị cứng phần cổ, khó xoay chuyển cổ sang hai bên.
  • Đau họng, đau cổ kèm đau tai.
  • Có dấu hiệu của máu trong nước bọt hoặc đờm dãi.
  • Tình trạng đau họng kéo dài nhiều hơn một tuần.

Trên đây là nguyên nhân, triệu chứng cũng như hướng giải quyết viêm họng hậu Covid 19. Trong trường hợp có các dấu hiệu bất thường hay tình trạng sưng đau họng kéo dài, bệnh nhân không nên quá chủ quan, nên đến các trung tâm y tế để thăm khám, thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhằm tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.

Hoàng Yến

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin