Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Đối với sữa mẹ được bảo quản trong tủ lạnh, việc hâm nóng trước khi cho bé uống là điều cần thiết. Có nhiều cách hâm sữa mẹ khác nhau và một số lưu ý khi làm nóng sữa dưới đây sẽ giúp bạn giữ được lượng dinh dưỡng hoàn hảo cho bé.
Sữa mẹ tiết ra nhiều và bé không thể bú hết trong một lần là điều khó tránh khỏi. Trong trường hợp này thì thường mẹ sẽ phải bỏ lượng sữa dư vào túi trữ sữa và bảo quản trong tủ lạnh. Nhưng làm cách nào để khi trẻ cần dùng, sữa được lấy ra hâm lại mà không làm biến chất hay mất mùi vị thơm ngọt tự nhiên của sữa mẹ? Bài viết sẽ hướng dẫn bạn những cách hâm sữa mẹ để đảm bảo chất lượng nguyên vẹn của sữa.
Trước khi đi sâu vào cách hâm sữa mẹ, bạn cần đảm bảo rằng sữa được dùng kịp thời trước khi sữa không còn giữ được lượng dinh dưỡng cần thiết. Nếu được trữ trong tủ trữ đông, sữa mẹ có thể được bảo quản đến 6 tháng. Tuy nhiên, trong một chiếc tủ lạnh thông thường, sữa mẹ đông lạnh chỉ nên được sử dụng trong vòng 2 tuần. Và nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh thì chỉ nên dùng trong ngày để đảm bảo vẫn giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng tốt nhất.
Bạn hãy đặt những túi sữa đông vào ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ nhưng vẫn giữ sữa ở nhiệt độ lạnh cần thiết mà không bị sốc nhiệt và không làm hỏng những dưỡng chất thiết yếu. Tốt nhất, bạn nên để khoảng 8 tiếng để sữa mẹ hoàn toàn không còn những tinh thể nước đá. Lý tưởng nhất, bạn nên sử dụng ngay lượng sữa đã tan đá này, tuy rằng chúng có thể được lưu trữ một vài ngày trong tủ lạnh.
Nếu bạn muốn hâm nóng sữa mẹ từ trạng thái đông đá, hãy bắt đầu bằng cách xả túi sữa đông dưới vòi nước mát. Bước xả nước này rất cần thiết để đảm bảo sữa được rã đông một cách từ từ, không làm hỏng các dưỡng chất trong sữa. Sau đó, khi sữa đã không còn đông đá, bạn hãy từ từ tăng nhiệt độ nước để làm ấm dần sữa.
Bé yêu có thể uống được sữa ở nhiệt độ bình thường, nhưng nếu bé kén ăn thì bạn nên hâm sữa ấm trước khi cho bé uống. Trong trường hợp sữa đã được để trong tủ lạnh vài giờ cho đến khi tan đá, bạn chỉ cần xả túi sữa dưới vòi nước ấm là được.
Một cách hâm sữa mẹ đơn giản là bạn cho túi sữa vào một tô nước ấm. Hãy đảm bảo nước không quá nóng vì nhiệt độ cao có thể khiến lượng sữa mẹ trong bịch trở nên quá nóng, gây bỏng cho bé khi uống. Ngược lại, nếu nước không đủ nóng thì không đủ sức làm tan và ấm sữa cho bé.
Nếu thực hiện cách hâm sữa mẹ này, bạn cũng cần chú ý không để nước rò rỉ vào phía trong túi sữa. Với một bịch sữa đang còn đông đá, bạn có thể cần vài chục phút để đưa sữa từ trạng thái đông lạnh trở về nhiệt độ phòng. Trong khi đó, với sữa đã được làm tan đá, bạn chỉ cần vài phút là đủ.
Cách hâm sữa mẹ dễ dàng và thuận tiện nhất là bạn sử dụng máy hâm sữa. Trước hết, hãy đọc hướng dẫn sử dụng rõ ràng, bởi mỗi loại máy hút sữa sẽ có thông số kỹ thuật khác nhau và cách dùng cũng khác nhau.
Một số loại máy hâm sữa làm nóng sữa trực tiếp trong nước, trong khi nhiều loại khác lại dùng hơi nước. Để thực hiện, bạn đặt bình sữa vào khoang hâm nóng, cho nước vào đến vạch đánh dấu, cắm điện và vặn nút điều khiển đến mức nóng cần thiết. Khi đạt đến nhiệt độ cần thiết, bạn có thể để máy tự động chuyển sang chế độ giữ ấm và cho bé uống sữa khi đến giờ.
Đối với sữa được để ở ngăn mát tủ lạnh thì cách hâm sữa mẹ cũng dễ dàng hơn. Bạn lấy sữa trong tủ lạnh ra và ngâm trong nước ấm 40 độ cho đến khi đạt nhiệt độ phù hợp để bé bú. Tuy nhiên, không nên ngâm sữa trong nước quá nóng vì sẽ làm mất đi các dưỡng chất có trong sữa mẹ.
Một số trường hợp sau khi cấp đông thường có mùi lạ. Đó là do sữa có hàm lượng enzyme lipase cao. Enzyme này khi để đông đá rồi rã đông sẽ khiến sữa có mùi xà phòng. Nếu bạn có bé không chịu uống sữa có mùi lạ, bạn có thể đun sữa lên nhưng không để sôi để làm tiêu biến bớt số enzyme lipase có trong sữa mẹ.
Một số điểm bạn cần lưu ý khi hâm sữa mẹ là:
Với một số gợi ý về cách hâm sữa mẹ, hy vọng bạn đã có thêm cho mình những mẹo để chăm bé tốt hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm những cách nuôi con bằng sữa mẹ tại trang web nhà thuốc Long Châu.
Trang
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...