Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách khắc phục tình trạng đau nửa đầu phía trước

Ngày 25/12/2023
Kích thước chữ

Đau nửa đầu phía trước là đau đầu cảm giác ở vùng trán, là một loại đau đầu phổ biến mà nhiều người gặp phải. Triệu chứng thường xảy ra ở vùng trán, thái dương và có thể lan ra khắp khu vực trước của đầu, bao gồm cả mắt, má và cổ. Nội dung bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn đọc một sốc cách khắc phục tình trạng đau nửa đầu phía trước hiệu quả.

Đau nửa đầu phía trước là một dạng đau đầu cận lâm sàng, không phải lúc nào cũng được gắn với bệnh lý cụ thể. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây đau nửa đầu phía trước, bao gồm căng thẳng, chứng đau nhức cơ bắp, rối loạn vận động cơ cơ học và thậm chí có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác nhau.

Tình trạng đau nửa đầu phía trước

Đau nửa đầu phía trước là cơn đau đến từ sự kích thích của các dây thần kinh nằm trong thành mạch máu não di chuyển trong màng não phía trước, vùng thùy trán của não. Thông thường, khi người ta hỏi về "đau nửa đầu trước là bệnh gì?", câu trả lời không phải là đây là một căn bệnh, mà thực chất là một triệu chứng, đi kèm với những đặc điểm nhất định:

Đặc điểm:

Loại đau: Đau nửa đầu phía trước thường mang tính liên tục kéo dài hoặc đau nhức đều theo nhịp đập của mạch máu. Mức độ đau từ nhẹ đến nặng khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

cach-khac-phuc-tinh-trang-dau-nua-dau-phia-truoc 1.jpg
Đau nửa đầu phía trước liên tục kéo dài

Vị trí: Đau ban đầu xuất hiện ở hai bên thái dương và kéo dài đến giữa hai cung chân mày rồi lan ra cả vùng trán. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, đau có thể lan rộng đến phần mắt, hốc xoang mũi và thậm chí lan toàn bộ khuôn mặt.

Cảm nhận: Người bị đau thường cảm nhận như có một sợi dây vô hình siết chặt xung quanh đầu. Họ có thể trở nên nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và mùi hương. Một số trường hợp còn gây ra buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, mất tập trung và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Thời gian và tần suất:

  • Thời điểm: Có người mắc đau nửa đầu phía trước vào các thời điểm dự đoán được như trước kỳ kinh, sáng sớm sau khi thức dậy hoặc sau những tuần làm việc căng thẳng. Một số trường hợp lại xuất hiện bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước.
  • Tần suất: Một số người chỉ phải đối mặt với đau đầu này một hoặc hai lần mỗi năm, trong khi người khác có thể gặp hơn 15 cơn đau mỗi tháng, trở thành bệnh mãn tính không thể chữa khỏi.

Đối tượng:

Độ tuổi và giới tính: Chứng đau nửa đầu phía trước có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ trưởng thành, thường gấp ba lần so với nam giới.

Đây là một số đặc điểm và tình trạng thường gặp khi ai đó bị đau nửa đầu phía trước, tuy nhiên, để có đánh giá chính xác và phương pháp điều trị thích hợp, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là cần thiết.

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau nửa đầu phía trước

Có nhiều bệnh lý phổ biến có thể là nguyên nhân của đau nửa đầu phía trước mà bạn đang tìm hiểu, bao gồm:

Đau đầu Migraine:

Cơ chế bệnh sinh: Liên quan đến thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh Serotonin, gây co giãn không bình thường ở thành mạch máu não.

Triệu chứng: Đau kéo dài từ 4 - 72 giờ, kèm theo tê buốt da đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt và đau nhức đập mạch ở nửa đầu phía trước.

cach-khac-phuc-tinh-trang-dau-nua-dau-phia-truoc 2.jpg
Đau nửa đầu phía trước kéo dài từ 4 - 72 giờ

Viêm xoang:

Triệu chứng: Đau âm ỉ hoặc nhức ở vùng hốc mắt, mũi và trán. Các chuyển động nhẹ như lắc đầu, hắt xì, ho, khiến đau tăng lên. Có thể đi kèm với chảy nước mũi, nghẹt mũi.

Rối loạn tiền đình:

Triệu chứng: Gây loạng choạng, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, và đau đầu phía trước do tác động lên hệ thống thần kinh.

Thiểu năng tuần hoàn não:

Triệu chứng: Gây ngáp dài, trí nhớ kém, mất tập trung, đau đầu phía trước do thiếu máu và oxy cho não.

Viêm màng não:

Triệu chứng: Đau đầu kèm sốt, buồn nôn, cứng cổ, và sợ ánh sáng, do màng bao quanh não bị nhiễm trùng.

Viêm động mạch đại bào:

Triệu chứng: Niêm mạc động mạch sưng viêm gây đau nhức vùng thái dương.

Đau đầu cụm:

Triệu chứng: Đau nhói xảy ra đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước, thường xung quanh mắt, thái dương, hoặc trán.

U não:

Triệu chứng: Đau đầu kèm theo các triệu chứng khác như cơn co giật, giao tiếp kém, suy giảm trí nhớ và rối loạn hành vi.

Tuy nhiên, không phải mọi triệu chứng đau đầu phía trước đều có nguyên nhân từ u não. Chẩn đoán chính xác yêu cầu các xét nghiệm như MRI và tầm soát kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân của đau đầu phía trước.

Đau nửa đầu phía trước có thể bắt nguồn từ một loạt nguyên nhân khác nhau:

Đau nửa đầu phía trước do tâm lý và căng thẳng:

Cơ chế căng thẳng liên quan đến áp lực công việc kích thích não sản xuất cortisol và epinephrine - những hormone căng thẳng. Cảm xúc căng thẳng có thể làm tăng/giảm nhịp tim và nhịp thở, gây biến đổi đột ngột trong lưu lượng máu trong mạch máu não, gây đau nửa đầu trước.

Nguyên nhân tâm lý khác:

Trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực, và rối loạn giấc ngủ cũng có thể gây ra đau nửa đầu phía trước.

Nguyên nhân từ thực phẩm:

Một số loại thực phẩm và đồ uống hàng ngày có thể gây đau đầu, bao gồm Aspartame (trong nước giải khát có đường), Caffeine (trong cà phê, trà), rượu, sô cô la, và thực phẩm lên men hoặc ngâm chua.

Đau đầu phía trước do mỏi mắt:

Thời gian sử dụng máy tính, đọc sách, hoặc môi trường ánh sáng không đủ có thể gây mỏi mắt và dẫn đến đau đầu phía trước.

Yếu tố di truyền:

Chứng đau đầu có thể có yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có người mắc chứng đau nửa đầu.

Nguyên nhân chủ quan khác:

Thói quen hút thuốc, ngồi làm việc sai tư thế, thay đổi đột ngột về thời tiết hoặc môi trường, ngủ quá nhiều hoặc không đủ, và các thay đổi trong nội tiết tố cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ bị đau đầu.

Nguyên nhân khách quan khác:

Thay đổi môi trường đột ngột như thời tiết, môi trường, rung lắc trong phương tiện giao thông, tiếng ồn, ánh sáng mạnh cũng có thể gây ra đau nửa đầu phía trước.

Cách khắc phục tình trạng đau nửa đầu phía trước

Cách xử lý đau nửa đầu phía trước

Điều trị đau nửa đầu trước nhằm giảm triệu chứng và ngăn chặn các cơn đau tái phát. Có nhiều phương pháp khác nhau có thể được kết hợp tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ cơn đau:

Nghỉ ngơi và thư giãn

Thư giãn đôi mắt: Nghỉ ngơi trong một không gian tối và yên tĩnh hoặc tận hưởng mát xa có thể giúp giảm đau nhanh chóng.

cach-khac-phuc-tinh-trang-dau-nua-dau-phia-truoc 3.jpg
Nghỉ ngơi trong một không gian tối và yên tĩnh khi nửa đầu phía trước

Sinh hoạt khoa học

Giấc ngủ đầy đủ: Ngủ ít hơn 8 giờ mỗi đêm có thể góp phần tăng nguy cơ cơn đau.

Tập thể dục và thiền: Yoga và thiền có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.

Sử dụng nước ấm và lạnh

Tắm nước ấm: Tắm nước ấm hoặc ngâm cơ thể có thể cải thiện lưu thông máu và làm dịu đau.

Chườm lạnh: Áp dụng miếng vải mát hoặc túi lạnh lên trán có thể giảm triệu chứng đau.

Chăm sóc cơ bản

Uống nước đủ lượng: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt khi có triệu chứng nôn mửa.

Sử dụng caffeine nhỏ: Lượng nhỏ caffeine trong trà hoặc cà phê có thể giúp giảm triệu chứng đau.

Sử dụng thuốc

Thuốc giảm đau: Sử dụng các loại thuốc như Panadol, Aspirin, Acetaminophen (Tylenol) có thể giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, cần tuân thủ liều lượng khuyến nghị và không nên lạm dụng thuốc.

Ngoài việc thực hiện các phương pháp trị đau nửa đầu phía trước trên, hạn chế các tác nhân gây căng thẳng và thiết lập thói quen sống lành mạnh hàng ngày là quan trọng. Ăn uống cân đối, ngủ đủ giấc và tránh stress giúp duy trì tinh thần và cơ thể ở trạng thái tốt nhất.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.