Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mỗi dịp Tết truyền thống của người Việt, củ kiệu ngâm đường đã trở thành một món ăn không thể thiếu. Trong bài viết này, hãy cùng học ngay 2 cách làm củ kiệu chua ngọt tại nhà, đảm bảo không bị thâm đen nhé!
Cùng với bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ thì món củ kiệu ngâm đường chua ngọt là một nét văn hóa Tết cổ truyền không thể thiếu của người Việt. Đây được xem là một món giải ngấy cho những mâm cơm thịt, mỡ dư đầy của ngày Tết. Đồng thời củ kiệu cũng là một món ăn rất tốt cho sức khỏe. Vậy nên hãy cùng “bắt tay” vào thực hiện thử cách làm củ kiệu đơn giản tại nhà sau đây, bạn nhé!
Củ kiệu là một cây thuộc loại hành, thường dùng để muối chua, làm một món ăn kèm cho các bữa ăn truyền thống của người Việt. Nhưng ít ai biết món ăn kèm này cũng rất giàu dinh dưỡng. Bằng chứng là theo các nghiên cứu về dinh dưỡng, cứ 100g củ kiệu tươi sẽ có chứa:
Ngoài ra, trong củ kiệu còn chứa nguồn vitamin C và vitamin nhóm B (B1, B2, B6) dồi dào cùng các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, phốt pho, sắt, magie, kali, natri và kẽm.
Nhờ vào những thành phần dinh dưỡng kể trên, củ kiệu muối chua mang lại nhiều giá trị sức khỏe đáng kể như:
Không những thế, củ kiệu còn được ứng dụng trong nhiều bài thuốc đông y, có tác dụng giảm đau, được dùng để chữa sưng đau khớp, tắc nghẽn đờm gây khó thở, đau bụng,...
Để bổ sung thêm một món ăn bổ dưỡng vào mâm cơm ngày Tết cho gia đình mình, bạn có thể tự chuẩn bị những hũ kiệu chua ngọt rất đơn giản theo 2 công thức sau đây nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:
Hướng dẫn chi tiết cách làm củ kiệu chua ngọt đơn giản tại nhà:
Bước 1: Chuẩn bị 1 tô nước nước sạch, hòa tan 100g muối và 1 muỗng cà phê phèn chua rồi cho kiệu vào ngâm trong khoảng 12 tiếng (hoặc tốt nhất là nên để qua đêm).
Bước 2: Sau khi ngâm xong bạn vớt kiệu ra và rửa sạch lại nhiều lần với nước.
Bước 3: Tiếp theo bạn làm sạch phần vỏ lụa bên ngoài và cắt bỏ rễ củ kiệu (lưu ý tránh cắt quá sâu, dễ làm cho kiệu chị ngấm nước) rồi cho kiệu lên rổ, để ráo nước.
Bước 4: Kiệu sau khi sơ chế xong thì bạn đem trộn với khoảng 300g đường rồi đem ra phơi râm, trong khoảng 3 - 4 giờ đến khi kiệu khô lại. Lưu ý khi phơi cũng nên đảo đều để kiệu ngấm đường hơn và không nên phơi kiệu dưới nắng gắt, sẽ làm kiệu bị héo và khô.
Bước 5: Cho hỗn hợp gồm 500ml giấm ăn, 100g đường và 1 muỗng cà phê muối vào nồi, đun sôi. Đến khi đường tan hết thì bạn tắt bếp và để cho nước giấm đường nguội lại.
Bước 6: Bạn xếp kiệu vào hũ thủy tinh đã làm sạch và để ráo, sau đó cho nước giấm đường đã nguội hẳn vào, đậy kín nắp để ngâm trong 2 - 3 ngày là có thể dùng được.
Lưu ý: Hũ (hay lọ thủy tinh) dùng để ngâm kiệu cần được rửa sạch và tráng qua với nước sôi, để đảm bảo không sản sinh vi khuẩn làm hư, thối hũ kiệu ngâm của bạn nhé!
Các nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
Hướng dẫn chi tiết cách làm kiểu chua ngọt không cần phèn chua:
Bước 1: Bạn chuẩn bị một thau nước có hòa tan khoảng 250g đường, để ngâm kiệu trong khoảng 12 tiếng (hoặc để qua đêm). Sau đó vớt củ kiệu ra và ngâm tiếp với 500ml giấm ăn trong khoảng 4 - 8 tiếng.
Bước 2: Với cách làm củ kiệu muối chua này, tiếp theo bạn cần ngâm kiệu với nước vo gạo, để đảm bảo kiệu trắng và giòn hơn.
Bước 3: Sơ chế kiệu xong thì bạn rửa sạch, loại bỏ phần rễ và vỏ lụa bên ngoài sau đó để ráo.
Bước 4: Bạn tiến hành nấu nước giấm đường theo công thức gồm 500ml nước, 500ml giấm và 300g đường, bắt lên bếp đun sôi đến khi đường tan hết thì tắt bếp và để nguội.
Bước 5: Củ kiệu được sắp xếp gọn gàng vào lọ đựng rồi bạn từ từ cho nước ngâm vào, đến khi ngập mặt kiệu thì đậy kín nắp, ngâm trong 5 - 7 ngày là có thể dùng được.
Với cách làm củ kiệu chua ngọt này, bạn cũng có thể cho ớt hoặc cà rốt cắt hoa vào lọ, ngâm cùng để tăng thêm màu sắc và mùi vị cho món ăn.
Lưu ý để làm được món củ kiệu chua ngọt giòn, trắng và ngon thì bạn nên chọn loại kiệu Huế, có thân nhỏ vừa phải. Không nên chọn những củ có thân quá to, nếu làm không khéo thì kiệu sẽ có mùi hăng và cay nồng, khó ăn.
Hy vọng là qua 2 cách làm củ kiệu chua ngọt mà Nhà thuốc Long Châu gợi ý trên đây, bạn có thể thực hiện thành công món dưa kiệu muối chua giòn, ngon đãi cả nhà trong dịp Tết nhé!
Quỳnh Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.