Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mầm đậu nành là thực phẩm giàu dinh dưỡng và phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là chị em phụ nữ. Giờ đây, với cách làm mầm đậu nành tại nhà đơn giản sau đây, bạn đã có ngay thực phẩm hỗ trợ sức khỏe tuyệt vời.
Mầm đậu nành được ươm mầm từ những hạt đậu nành chắc mẩy dưới nhiệt độ và độ ẩm không khí thích hợp. Trong mầm đậu nành có chứa hợp chất được ví như estrogen thực vật là isoflavone nên đây là thực phẩm bổ sung cần thiết cho phái nữ.
Trước khi đi tìm hiểu cách làm mầm đậu nành, hãy cùng nhìn qua về công dụng tuyệt vời của loại thực phẩm thiên nhiên này nhé. Thành phần dinh dưỡng có trong mầm đậu nành ngoài hàm lượng cao estrogen thực vật còn có chứa rất nhiều các vitamin, khoáng chất cần thiết khác cho sức khỏe như vitamin E, vitamin B, axit folic,… đem lại nhiều công dụng:
Hạn chế thiếu máu: Mầm đậu nành cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định, đặc biệt là một loại protein dự trữ cho cơ thể là ferritin. Ngoài ra cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy người dùng mầm đậu nành 6 tháng có nguy cơ thiếu máu thấp hơn người bình thường.
Tốt cho hệ xương khớp: Phụ nữ đến một độ tuổi nhất định thì lượng estrogen tự nhiên sản sinh bị giảm sút rất nhiều, mà khi lượng hormone này sụt giảm, sự hấp thụ canxi và vitamin D cũng sẽ giảm, dẫn đến nguy cơ loãng xương, mất chất xương rất cao.
Giảm triệu chứng tiền mãn kinh: Bổ sung đầy đủ estrogen giúp nội tiết tố cân bằng hơn, từ đó làm giảm triệu chứng khó chịu của thời gian tiền mãn kinh, chống khô hạn, giảm đau đầu, chóng mặt, tâm trạng thất thường,...
Nuôi dưỡng sắc đẹp từ bên trong: Chị em phụ nữ sử dụng mầm đậu nành ngoài cân bằng nội tiết tố nữ còn giúp nuôi dưỡng làn da tươi sáng, mềm mịn, ngăn ngừa mụn cũng như chống lại quá trình lão hóa tự nhiên, cải thiện tóc khô xơ, gãy rụng.
Cải thiện vòng 1: Vòng 1 đẹp khiến chị em tự tin hơn rất nhiều. Và cấu tạo chính của vòng 1 là các mô mỡ được phân bố đến vùng ngực, khi sử dụng mầm đậu nành, các mô mỡ phân bố đều đến ngực hơn, tăng kích thước và làm vòng 1 săn chắc.
Thực chất cách làm mầm đậu nành không hề khó, bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà chỉ với những nguyên liệu và dụng cụ vô cùng đơn giản, thao tác nhanh chóng. Điều quan trọng cần chú ý khi thực hiện cách làm mầm đậu nành là nhiệt độ thích hợp, ánh sáng đảm bảo và nguồn nguyên liệu chất lượng, đảm bảo.
Để làm thành công mầm đậu nành, bạn nên thực hiện đúng, đầy đủ các bước trong cách làm mầm đậu nành sau đây nhé.
Bước 1: Bạn rửa sạch phần hạt đậu nành đã chuẩn bị, lưu ý nhặt bỏ hết những tạp chất như sạn, lá khô và loại bỏ luôn những hạt đậu kém chất lượng, bị sâu, mốc, bỏ cả những hạt đậu nổi lên khi rửa bạn nhé.
Bước 2: Sau khi đã rửa sạch bụi bẩn và tạp chất trong đậu nành, bạn chuẩn bị một thau nước ấm khoảng 30 – 40 độ C, chạm tay vào hơi ấm là được và cho đậu vào ngâm nước ấm từ 2 – 3 giờ, nhận thấy đậu nở to gấp đôi ban đầu là được. Đây là bước kích thích đậu nảy mầm nhanh hơn, làm mềm lớp vỏ cho mầm đậu nành dễ trồi lên. Lưu ý nước quá nóng hoặc ngâm quá lâu sẽ làm đậu chết mầm đấy.
Bước 3: Tiến hành ủ mầm đậu nành. Có khá nhiều cách cũng như dụng cụ hỗ trợ ủ mầm đậu nành nhanh, đơn giản. Sau đây là cách tận dụng đồ dùng có sẵn trong bếp để ủ mầm đậu nành nhanh. Bạn dùng một chiếc rổ sạch, kê dưới rổ là thau rộng để thoáng khí, sau đó cho hết phần đậu nành đã ngâm nở vào rổ và phù thêm khăn mềm thấm hút tốt lên bề mặt đậu.
Cuối cùng là dùng nước tưới vào rổ đậu ươm, tưới lên cả phần khăn đã phủ nhé. Nhớ đổ hết phần nước du dưới thau lót để không làm đậu hỏng, trùm thêm lớp khăn lớn ngăn ánh sáng nữa là được.
Bước 4: Khi làm cách làm mầm đậu nành, bạn nên lưu ý tưới nước cho đậu mỗi ngày 2 lần nhé. Cách tưới mầm đậu nành cũng khác biệt, bạn nhấc toàn bộ rổ đậu ra, nhúng ngập qua nước và để lại vị trí cũ, khi nước chảy bớt xuống thau hứng thì bạn đổ đi nhé.
Sau khoảng từ 2 – 4 ngày là đậu nành bắt đầu lên mầm rồi đấy, khi nảy mầm đậu nành dài khoảng 1 – 2cm, tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn thu hoạch mầm đậu nành sớm hoặc để thêm vài ngày để mầm đậu nành dài hơn.
Nhưng mầm đậu nành tốt và nhiều dinh dưỡng nhất khi mới nảy mầm nên bạn thu hoạch sớm sẽ giữ được nhiều giá trị dinh dưỡng hơn đấy nhé. Với mầm đậu nành tươi sau khi thu hoạch, bạn có thể dùng để làm nước uống bằng cách ép với trái cây hoặc dùng nấu ăn, xào,… đều ngon.
Nếu bạn làm một lúc nhiều mầm đậu nành mà không ăn hết ngay được thì có thể thử làm bột mầm đậu nành dùng dần nhé, cách làm cũng vô cùng đơn giản:
Như vậy bạn đã biết cách làm mầm đậu nành đơn giản tại nhà qua các bước vô cùng đơn giản, dụng cụ quen thuộc. Hiện mầm đậu nành đang được bán ngoài thị trường với giá khá cao nên nếu đảm bảo vệ sinh, bạn có thể tự làm để sử dụng nhé.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.