Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mầm đậu nành mang lại nhiều công dụng tuyệt vời với cơ thể đã được các nhà khoa học chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng khi sử dụng sản phẩm này vì nó có thể dẫn đến một số tác hại không lường trước được. Những ai không nên uống mầm đậu nành để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
Mầm đậu nành được sử dụng khá phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á ngày nay. Không chỉ là nguyên liệu cho các món ăn thêm ngon mà nó còn được ưa chuộng vì các lợi ích về làm đẹp và chăm sóc sức khỏe.
Đậu nành là một loại cây thân thảo, cao từ 40cm đến 80cm, thân mảnh và có lông trắng. Đây là cây trồng ngắn ngày và có lá kép, mọc so le với lông tơ. Quả đậu nành thường có hình liềm trung bình từ 2cm đến 5cm, bên trong có từ 2 đến 5 hạt màu trắng vàng.
Mầm đậu nành là sản phẩm phát triển từ hạt đậu nành, bao gồm lá, mầm rễ và thân mầm. Thường thì thân mầm dài từ 3cm đến 7cm và có thể nảy mầm trong vòng từ 3 đến 7 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, độ ẩm và nhiệt độ. Đậu nành có nguồn gốc từ Trung Quốc và sau đó lan rộng sang các nước khác như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, và vào đầu thế kỷ 18, nó đã trở nên phổ biến ở châu Âu và đặc biệt là ở các nước châu Mỹ.
Trước khi tìm hiểu, những ai không nên uống mầm đậu nành hãy điểm qua một vài công dụng của loại thực phẩm này với sức khỏe:
Mầm đậu nành là một thực phẩm có nhiều lợi ích, nhưng cần được sử dụng cẩn thận để đảm bảo hiệu quả. Dưới đây là thông tin những ai không nên uống mầm đậu nành mà bạn cần phải chú ý:
Trong 3 tháng đầu, các bà mẹ có ý định sử dụng đậu nành trong thời gian này cần đặc biệt thận trọng theo chỉ dẫn bác sĩ. Sau khi sinh, cơ thể của người mẹ thường trở nên yếu đuối, và hệ miễn dịch có thể suy giảm. Vì vậy, người mẹ nên tập trung vào việc bổ sung các thực phẩm quen thuộc hàng ngày như: Cá, tôm, thịt và rau xanh để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cả cơ thể của họ và cho việc cho con bú.
Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai, việc tiêu thụ mầm đậu nành có thể ảnh hưởng đến giới tính của thai nhi. Vì vậy, người mẹ nên hạn chế việc sử dụng mầm đậu nành trong thời kỳ này. Sau sinh, cơ thể của trẻ mới sinh vẫn đang trong giai đoạn ổn định, và hệ tiêu hóa của họ dễ bị tổn thương nếu tiếp tục tiêu thụ các loại thực phẩm không phù hợp.
Nhóm người này tuyến giáp hoạt động kém hoặc thiếu i-ốt trong tuyến giáp nếu uống mầm đậu này nguy cơ gây ra tình trạng suy giáp, khiến cổ phình to. Hơn nữa, đã có nhiều tài liệu khoa học chứng minh rằng, các hợp chất isoflavone có trong đậu nành có thể có tác động tiêu cực lên sự tổng hợp hormone tuyến giáp ở những người tiêu dùng đều đặn. Để sản xuất hormone này, tuyến giáp cần sự hỗ trợ của enzyme peroxidase để oxy hóa i-ốt, nhưng chất isoflavones có trong mầm đậu nành lại ức chế và khiến hoạt động của enzyme này bị cản trở.
Việc hạn chế những yếu tố làm gia tăng sự hiện diện của estrogen trong cơ thể người phụ nữ bị u xơ tử cung là việc cần thiết. Mà trong mầm đậu nành lại chứa một lượng lớn isoflavone có cấu trúc tương tự như estrogen trong cơ thể. Khi hấp thụ quá nhiều vào cơ thể có thể làm tăng kích thước của khối u bị to hơn, khiến cho bệnh ngày trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài việc cân nhắc về trường những ai không nên uống mầm đậu nành thì hãy chú ý thực hiện các lưu ý dưới đây để nâng cao sức khỏe theo từng trường hợp cụ thể:
Lưu ý rằng hiệu quả của mầm đậu nành có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Một số người có thể thấy cải thiện sau vài tuần sử dụng, trong khi người khác có thể cần thời gian lâu hơn, thậm chí là vài tháng hoặc 6 tháng mới thấy rõ sự khác biệt.
Trên đây là thông tin "những ai không nên uống mầm đậu nành?" mà bạn cần nắm để sử dụng sản phẩm này một cách đúng đắn và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo dõi các chuyên mục của nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
Xem thêm: Cách làm mầm đậu nành tăng cường sức khỏe đơn giản tại nhà
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.