Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Dinh dưỡng

Cách làm vải ngâm đường mía, đường phèn thơm ngon để được lâu

Ngày 12/12/2022
Kích thước chữ

Hướng dẫn cách làm vải ngâm đường cực đơn giản, bảo quản được lâu, vải vẫn trắng giòn, thơm ngọt. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu học theo các cách làm vải ngâm dưới đây để trổ tài chiêu đãi người thân và bạn bè nhé!

Vải ngâm khi ăn vào có độ giòn với vị ngọt vừa phải, thích hợp để làm các thức uống giải khát. Để biết cách làm vải ngâm đúng chuẩn và thành công thì bạn cần đọc bài viết sau đây nhé. Chỉ với một số nguyên liệu cơ bản là bạn đã có ngay hộp vải ngâm thơm ngon cho gia đình rồi.

Ăn vải có tác dụng gì?

Vải thiều là trái cây nhiệt đới, cùng họ với nhãn và chôm chôm. Cây vải chủ yếu trồng ở các vùng cận nhiệt đới trên thế giới và phổ biến ở Trung Quốc và Đông Nam Á. Vải thiều được biết đến với hương vị ngọt ngào có thể ăn trực tiếp hoặc dùng để chế biến thành rượu vang, nước trái cây. 

Quả vải có thành phần chủ yếu là 82% nước 16,5% carbs. Theo nghiên cứu, trong 100gr vải thiều sẽ cung cấp các giá trị dinh dưỡng như: Calo, chất đạm, chất xơ, carbs, đường, chất béo.

Vải cung cấp nhiều chất dinh dưỡng

Vải cung cấp nhiều chất dinh dưỡng

Phần lớn Carbs trong vải đều từ đường, yếu tố tạo nên vị ngọt của chúng. Dù chất xơ tương đối thấp, giàu vitamin và khoáng chất như kaly, đồng, vitamin C.

Ngoài ra, vải thiều còn chứa hợp chất chống oxy hóa, thực tế polyphenol của quả vải cao hơn so với trái cây khác như rutin, epicatechin bảo vệ cơ thể khỏi bệnh mãn tính, cải thiện sức khỏe tim mạch.

Lợi ích sức khỏe mà vải thiều mang lại

Quả vải không những là một loại quả tươi mát được nhiều người thích ăn mà còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe:

  • Làm đẹp da: Vải chứa chất chống oxy hóa có lợi cho da, nếu bạn ăn vải hợp lý sẽ giúp làn da của bạn khỏe đẹp, căng tràn sức sống.
  • Giúp xương chắc khỏe: Với các thành phần như magie, phốt pho và mangan cải thiện tình trạng giòn xương. Từ đó gia tăng sự hấp thụ của canxi, duy trì một khung xương chắc khỏe.
  • Chống lão hóa: Vải thiều với nồng độ polyphenol cao chống lại lão hóa. Đồng thời bảo vệ cơ thể tránh những tác nhân bên ngoài và tia UV.
  • Phòng ngừa bệnh ung thư: Flavonoid, polyphenol và những chất kháng oxy hóa giúp phòng chống ung thư hiệu quả.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Nhờ các chất xơ trong quả vải nên đây là trái cây giúp kiểm soát tốt các vấn đề về đường ruột, từ đó làm sạch ruột, dạ dày cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Hỗ trợ giảm cân: Với hàm lượng calo thấp, giàu chất xơ, không chất béo hay cholesterol, giúp giảm cơn thèm ngọt.

Vải có hàm lượng chất chống oxy hóa giúp đẹp da

Vải có hàm lượng chất chống oxy hóa giúp đẹp da

Cách làm vải ngâm để lâu đơn giản ngay tại nhà

Ngoài việc thưởng thức quả vải tươi mát mọng nước, chúng ta còn có thể làm vải ngâm để bảo quản lâu hơn cũng như làm được nhiều món nước ngon như trà vải.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1kg vải tươi.
  • 400g đường.
  • 1/4 muỗng cà phê muối.
  • Cách làm vải ngâm đường.

Các bước làm phải ngâm:

Bước 1: Nấu nước đường.

Bạn cần cho 500ml nước vào nồi bật bếp để nấu nước sôi rồi thêm 400gr đường, 1/4 muỗng muối khuấy tan sau đó tắt bếp, để nước đường nguội hẳn. 

Bước 2: Chần vải sơ qua.

Vải cắt cuống sau đó rửa sạch, nấu 1 nồi nước sôi sau đó cho vào chần sơ khoảng 2 phút.

Bước 3: Ngâm vải vừa chần vào nước đá.

Vớt ra rồi thả vào tô đá lạnh, ngâm 10 phút sau đó vớt ra.

Bước 4: Tách bỏ vỏ và hạt.

Bạn cần lược bỏ vỏ sau đó dùng ống hút chọc vào phần hạt vải hoặc dao lạch qua núm vải rồi lấy hạt vải ra sao cho quả vải còn nguyên.

Bước 5: Cho vào hũ ngâm.

Vải sau khi tách hạt thả vào tô nước đá, ngâm 10 phút sau đó vớt để ráo. Lấy một chiếc hũ sạch xếp vải vừa sơ chế vào hũ, rót nước đường nguội vào hũ và đậy nắp, đem cất vào ngăn mát tủ 2 lạnh 2 ngày.

Thành phẩm vải ngâm ngọt nước, ngon, khi bạn dùng có thể lấy một ít nước vải cho vào ly với vài viên đá. 

Vải sau khi ngâm có thể làm nước làm trà ngon

Vải sau khi ngâm có thể làm nước làm trà ngon

Hướng dẫn làm vải ngâm với đường phèn

Không chỉ có cách làm vải ngâm truyền thống, chúng ta còn có thể làm vải ngâm với đường phèn, giúp vải có vị ngọt thanh và tốt cho sức khỏe.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1.5kg vải.
  • Gia vị: Muối, chanh và đường phèn.

Hướng dẫn làm vải ngâm với đường phèn:

Bước 1: Sơ chế vải.

  • Đầu tiên, lột bỏ vỏ trái vải, tách hạt sau đó ngâm vào thau nước có pha với một ít muối và 2 lát chanh.
  • Với cách này có thể giúp vải không bị thâm đen, sau đó để vải ra cho ráo nước.

Bước 2: Nấu nước đường.

  • Bắc nồi lên bếp, cho thêm 500ml nước, 6 - 7 muỗng đường phèn và vài hạt muối.
  • Đun với lửa vừa đến lúc nước sôi và đường bắt đầu tan hết.
  • Tiếp theo, bạn cho vải vào nấu với đường phèn từ 7 - 10 phút cho vải chín và thấm đường. 

Bước 3: Thành phẩm.

  • Vải sau khi nấu xong, bạn có thể để nguội và cho vào hũ.
  • Bảo quản vào ngăn mát của tủ lạnh. Vải giòn giòn, thấm với đường phèn ngọt dịu nhưng không bị quá gắt bạn có thể dùng vải ngâm đường phèn với soda và trà nhé. 

Cách làm vải ngâm với rượu trắng

Thay vì ngâm vải với nước đường như thông thường, bạn còn có thể ngâm vải với rượu trắng. Đây là một cách làm khá mới mẻ mà bạn không nên bỏ qua.

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • 1 ký vải thiều.
  • 1 lít rượu trắng nguyên chất.
  • 4 - 5 muỗng cà phê muối hạt.

Cách thức thực hiện: 

  • Trái vải: Rửa sạch sau đó bỏ cuống, lột vỏ và tách hạt.
  • Cho muối vào thau nước sạch, khuấy cho tan ra và cho vải ngâm từ 30 - 60 phút.
  • Vớt vải ra, rửa với nước lạnh rồi để ra rổ cho ráo nước.
  • Đợi nước chảy ra hết, lật úp trái vải xuống.
  • Cho vải vào hũ, rót rượu ngập mặt vải rồi đậy nắp để ở nơi thoáng mát, không bị ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
  • Sau khi ngâm khoảng 20 ngày thì bạn có thể thưởng thức món vải ngâm rượu. Tuy nhiên, rượu để càng lâu sẽ càng ngon và dậy mùi, bạn có thể ủ thật lâu nhé.

Cách chọn mua vải tươi ngon

Muốn có một bình vải ngâm tươi ngon và chất lượng, ngoài việc biết cách chế biến bạn còn phải biết cách lựa được những trái vải tươi ngon, không bị sâu dập như sau:

  • Bạn có thể lựa chọn những quả vải có màu đỏ hồng, tròn đều, gai nhẵn, không nên chọn quả có gai nhọn vì có thể quả vải còn xanh ăn sẽ bị chua.
  • Ưu tiên những chùm vải tươi, có phần cành dính vào quả và lá còn xanh tươi.
  • Bạn có thể kiểm tra bằng cách nắn nhẹ, nếu thấy hơi mềm và đàn hồi tốt thì vải còn tươi, nên mua.
  • Đặc biệt, quả vải tươi có mùi thơm đặc trưng, nếu có mùi lên men có nghĩa là vải bị dập bên trong, không nên chọn.

Cách để bảo quản vải ngâm lâu hơn

Để bảo quản lâu, sau khi làm xong bạn nên để vào hũ thủy tinh, đậy kín nắp rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Đặc biệt, trước khi cho vào hũ bạn nên trụng sơ với nước sôi hoặc máy tiệt trùng chuyên dụng.

Khi ăn, bạn mở hũ ra và lấy muỗng sạch múc rồi tiếp tục đậy lại cất ngay vào tủ lạnh.

Cách làm vải ngâm khá đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian và công sức. Mong rằng những công thức từ Nhà thuốc Long Châu tổng hợp có thể giúp bạn tạo ra một đồ uống từ vải thơm ngon hấp dẫn. Chúc bạn thành công nhé.

Cẩm Thơ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.