Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Vết thương hở không chỉ gây đau đớn, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn tiềm ẩn nguy cơ để lại những vết sẹo mất thẩm mỹ. Do đó người bệnh luôn tìm cách để vết thương nhanh lành mà không để lại sẹo.
Những vết thương hở thường có nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Cách làm vết thương hở mau lành cần có sự phối hợp xử lý vết thương hở ban đầu đúng cách và chăm sóc vết thương hàng ngày giúp tái tạo tế bào mới. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn cách xử lý vết thương hở để nhanh lành hơn.
Để vết thương nhanh liền và không để lại sẹo, bệnh nhân nên vệ sinh vết thương mỗi ngày để không bị nhiễm trùng. Để chăm sóc vết thương đúng cách bạn nên làm như sau:
Bước xử lý vết thương hở khá quan trọng, giúp làm sạch, hạn chế tình trạng nhiễm trùng hiệu quả. Hãy vệ sinh vết thương hở bằng cách rửa bằng nước muối sinh lý 0.9%. Cần cẩn thận thực hiện để vết thương không bị chảy máu thêm.
Sát trùng là bước quan trọng quyết định tốc độ lành vết thương và không bị nhiễm trùng. Mục đích của việc khử trùng là để tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm,... để chúng không thâm nhập vào vết thương, tạo điều kiện thuận lợi để tái tạo vết thương.
Ngược lại, nếu sát khuẩn không tốt, vết thương hở rất dễ bị nhiễm trùng, thậm chí hoại tử dẫn đến thời gian hồi phục lâu hơn, để lại sẹo hoặc phải cắt bỏ.
Dùng dung dịch sát khuẩn, xịt nhẹ nhàng vào vết thương hở và dùng bông y tế lau xung quanh miệng vết thương. Lựa chọn dung dịch sát trùng đáp ứng mục tiêu vết thương mà không gây đau rát hay cản trở quá trình chữa bệnh.
Vết thương hở luôn tiết dịch nên rất dễ bị khô và gây khó chịu, ngứa rát cho người bệnh. Ngoài ra, vết thương khô sẽ làm chậm quá trình lành vết thương. Do đó việc giữ ẩm là cần thiết để bảo vệ và giúp vết thương hở nhanh lành. Bôi kem dưỡng ẩm sau khi làm sạch và khử trùng. Đặc biệt kem dưỡng ẩm dành cho vết thương hở, lành tính, tốt nhất bạn nên chọn kem dưỡng ẩm có thành phần sát trùng để giữ cho vết thương luôn sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng Gel Healit Vhpharma điều trị vết thương hở 15G, đây là sản phẩm chuyên dụng dùng cho vết thương hở miệng giúp rút ngắn thời gian liền thương. Ngoài ra Gel Healit Vhpharma còn giúp hỗ trợ giảm đau và ngăn ngừa sẹo xấu hiệu quả.
Sau khi dưỡng ẩm, bạn có thể che vết thương hở bằng băng y tế để đảm bảo vệ sinh. Băng có tác dụng bảo vệ khỏi ma sát, ngăn bụi bẩn và hạn chế mất nước qua vết thương. Tuy nhiên chỉ nên sử dụng với các vết thương hở sâu và rộng, còn với những vết thương nhỏ thì không cần thiết. Chú ý không băng quá chặt vì như vậy sẽ hạn chế lưu thông máu và khiến vết thương lâu liền hơn.
Củ nghệ có chứa hoạt chất curcumin, có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ có thể hỗ trợ làm liền vết thương. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bột nghệ có thể làm bít vết thương nên bạn phải sử dụng bột nghệ nguyên chất.
Nha đam chứa nhiều khoáng chất và vitamin có thể đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Bên cạnh đó nha đam có chứa glucomannan, góp phần tái tạo tế bào và sản xuất collagen. Cách làm vết thương hở mau lành bằng nha đam là thoa một lớp mỏng lên vết thương rồi băng lại giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và kiểm soát sự lây lan của vi khuẩn.
Giấm táo cũng có công dụng làm khô vết thương hở nhanh hơn, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và sự lây lan của vi khuẩn. Cách áp dụng rất đơn giản, chỉ cần pha loãng giấm táo với nước rồi dùng băng sạch thấm vào dung dịch để đắp lên vết thương.
Tinh dầu tràm trà có tác dụng kháng viêm, giảm đau cho vết thương hở. Nó cũng được dùng làm dung dịch sát khuẩn vết thương. Tinh dầu tràm khá lành tính nên có thể bôi trực tiếp lên vết thương hở.
Để hỗ trợ nhanh lành vết thương hở, cần bổ sung dinh dưỡng từ bên trong để kích thích sản sinh tế bào mới hỗ trợ nhanh lành vết thương hở. Cách làm vết thương hở mau lành là nên bổ sung một số thực phẩm sau:
Ngược lại, có những thực phẩm không nên ăn khi có vết thương hở như thịt gà, rau muống, hải sản, gạo nếp,... có thể gây ngứa và rỉ dịch khi vết thương đang trong giai đoạn lên da non. Đặc biệt thịt bò và rau muống khiến vết thương hở hình thành sẹo lồi, sẹo thâm nếu ăn phải.
Bài viết trên đây đã cung cấp cách làm vết thương hở mau lành tại nhà. Do đó bạn chỉ cần thực hiện theo những điều trên sẽ giúp vết thương nhanh lành hơn. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh cần chú ý vận động để không làm loét thêm miệng vết thương hoặc để mồ hôi chảy vào, dễ gây tổn thương và nhiễm trùng vết thương. Nếu bạn thực hiện đúng theo những hướng dẫn trên thì đảm bảo vết thương hở sẽ nhanh chóng liền lại.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.